Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Tết trung thu vui vẻ

Bảo vật đêm Rằm
Trò chơi đêm trung thu: Rồng rắn lên mây
Hồng Kông vốn là vùng đất của những tinh hoa ẩm thực. 8 trường phái ẩm thực Trung Hoa đã tụ hội về đây, đua nhau khoe sắc khoe hương trong một khu vườn mà ẩm thực được coi là một ngành “công nghiệp không khói”, cạnh tranh khốc liệt. Có lẽ vì tính chuyên nghiệp và phát triển có hệ thống của ngành ẩm thực, mà Hồng Kông được coi là nơi thẩm định các giá trị. Một món ăn mới ra đời, liệu có thực sự ngon, liệu có tồn tại được lâu? Hãy mang món ăn ấy vào các nhà hàng Hồng Kông! Cũng thế là những chiếc bánh Trung thu. Có người đã nói rằng: “Đi khắp Trung Hoa cẩm tú, nếm thử đủ sắc đủ hương của mùa thu, cuối cùng quay về Hồng Kông để có thể nghĩ ra câu thơ vịnh đêm Rằm!”

Tết trung thu vui vẻ
Có những mùa trăng xa xôi, người ta tặng nhau hộp bánh nướng, bánh dẻo mua của mậu dịch, giữa chiếc bánh có chấm một chấm phẩm đỏ, bánh dẻo làm từ gạo xấu nên màu không trắng lắm. Hộp bánh bằng bìa mềm, cầm phải nâng niu nếu không sẽ bị xô lệch, bên ngoài hộp có vẽ hình Hằng Nga… Có những mùa trăng bây giờ, người ta đem đến tặng nhau những hộp bánh đẹp tựa như một rương châu báu, nắp hộp bằng gỗ quý thấy trên những lớp lụa vàng là những chiếc bánh tựa như những khối ngọc. “Tấm lòng gửi trao nhau vẫn thế, chỉ có những mùa trăng là ngày càng đẹp lên…”


Tết trung thu vui vẻ

Zhou Jian Hong, sư phụ làm bánh Trung thu của nhà hàng Long Đình (Hà Nội) nói rằng anh rất thích ngắm trăng Hồng Kông. Không chỉ mang sắc vàng trong sáng, mơ mộng, mà dường như ánh trăng ấy còn chứa đựng trong từng hạt ánh sáng cả mùi hương thơm phức ngọt ngào. Lẽ dĩ nhiên, mặt trăng ở đâu cũng trong và sáng như thế, nhưng vì người Hồng Kông đặc biệt coi trọng Tết Trung thu nên đến ngày này nhà nhà làm bánh nướng, hàng hàng bán bánh nướng. “Trên cao là ánh trăng vàng, dưới thấp là đèn lồng đỏ, và tràn ngập không gian là hương thơm ngọt ngào của bánh Trung thu, hỏi còn gì tuyệt vời hơn?”

Hội hoa đăng đêm rằm tháng tám

Trung Hoa vốn là cái nôi khai sinh ra tục ăn bánh Trung thu, và ngay trên đất nước rộng lớn ấy, hình thức của những chiếc bánh rất khác và thay đổi tùy theo tình trạng thổ sản, môi trường kinh tế và khẩu vị của từng địa phương. Bánh Trung Thu Tô Châu có một lịch sử gốc gác hơn 1.000 năm. Tại vùng này, đếm ra có hơn cả tá kiểu thức mà phổ thông nhất là chiếc bánh Kim Thuỷ Mai Quế Nguyệt Bính nặn bằng tay, vỏ bánh mỏng chứa nhân bằng trái cây hay hạt tán nhuyễn. Bánh kiểu Tô Châu nổi danh với lớp vỏ làm bằng bột lên men thành từng lớp mỏng tang, ăn ngọt và béo.Trong khi đó, bánh Trung thu Bắc Kinh có hai biến thể: một gọi là bánh "Ti-chiang" (đề tương) chịu ảnh hưởng Tô Châu, khác chăng là vỏ xốp nhẹ hơn chứ không tạo thành từng lớp mỏng như bánh Tô Châu; hai là bánh "Fan Mao" (phiến mao) - nhẹ như lông vũ, vỏ bánh nhẹ tơi màu trắng, nhân bánh có vị dược liệu Sơn tra. Bánh Bắc Kinh là bánh cung đình nên trang hoàng tỉ mỉ rất ngon mắt và hấp dẫn gợi thèm. Còn bánh Trung Thu Ninh Ba thoát thai từ kiểu Tô Châu và rất thịnh hành ở vùng Chiết Giang. Vỏ bánh đặc, chắc, chứa nhân dăm-bông hay hải tảo, điểm mùi gia vị cay và mặn. Bánh Trung thu Vân Nam có vỏ làm bằng nhiều thứ bột phối hợp của gạo, lúa mạch… và có vị ngọt đậm. Bánh Trung thu Quảng Đông quen thuộc với người Việt Nam hơn cả, thường là nhân lạp xường hay vị ngũ nhân (5 loại hạt). Hơi khác một chút, bánh Trung Thu Đài Loan gọi là "Nguyệt quang bính" với nhân làm bằng khoai lang, ăn rất ngọt, mềm và không ngán.

Múa lân đón tết trung thu
Cuối cùng là bánh Trung thu Hồng Kông, kế thừa và phát huy tất cả những ưu điểm của các phong cách bánh Trung thu khác. Đẹp từ hộp bánh đẹp đi, cầu kỳ từ lớp lụa lót bên trong cho đến hộp trà thơm tặng kèm. Mỗi chiếc bánh như một mặt trăng tròn viên mãn được kết hợp bởi một lớp vỏ mỏng nướng cứng, bao bọc bên trong là lớp nhân mềm mại. vị ngọt vừa đủ mà chất liệu thì vô cùng phong phú, phổ biến nhất là nhân sen trắng và trứng mặn. Ngay cả hoa văn trên mặt mỗi chiếc bánh cũng đều rất cầu kỳ, không chỉ là hoa sen, hoa mẫu đơn, cá chép – những biểu tượng của phúc lành theo quan niệm của người Hồng Kông, mà thậm chí cả hình tượng long – phụng, hay chữ Phúc, chữ Vạn… cũng đều hiện diện trên chiếc bánh nhỏ xinh, đường nét tinh xảo như một khối ngọc đúc.
Mặc dù ngày càng phong phú về chủng loại song cách thưởng thức một chiếc bánh Trung thu thì vẫn không thay đổi theo thời gian. Bánh Trung thu không phải loại để ăn một mình. Trên mặt ngôn ngữ, người ta lại liên kết cái ý niệm "Tròn" (viên) của Trăng với cảnh quây quần "đoàn viên" của con người qui tụ ăn mừng để thưởng Trăng. Thường những chiếc bánh to được cắt làm 8 miếng vì theo quan niệm của người Hồng Kông, số 8 là con số đẹp. Và cho dù giới ẩm thực sành điệu Hong Kong đang cổ vũ cho việc dùng những loại rượu vang đi với đồ ngọt để nhấm nháp bánh Trung thu, đồ uống thích hợp nhất đi kèm vẫn là các cốc trà nóng. Các chuyên gia ẩm thực cho rằng những loại trà như trà Ô long, trà Thiết Quan Âm… giúp giảm bớt độ béo và ngọt của bánh Trung thu, tạo cảm giác cân bằng và đậm đà hơn.

Long Đình nguyệt bính

Bánh trung thu long đình
Ngay từ đầu tháng Sáu âm lịch, sư phụ Zhou Jian Hong của nhà hàng Long Đình đã bắt đầu thay đổi lịch sinh hoạt hàng ngày của mình cho điều độ hơn. Ông ăn uống khoa học, bồi bổ bằng rất nhiều vitamin và các loại thực phẩm tăng sức đề kháng, thậm chí còn đều đặn tập thể lực giống như chuẩn bị tham gia một cuộc marathon vậy. “Tôi muốn cơ thể mình hoàn toàn khỏe mạnh, không một chút mầm bệnh, trong lúc tôi chú tâm làm ra những chiếc bánh Trung thu đẹp nhất” sư phụ Zhou nói. Đầu tháng Bảy âm lịch, ông bắt đầu kiểm tra kỹ càng các vật dụng nhà bếp, thẩm định lại một lần nữa những nguyên liệu hạng nhất vừa mới được nhập về. Tất cả là để ông cùng đội ngũ cộng sự có thể làm ra những sản phẩm bánh Trung thu tuyệt bích nhất tham gia vào thị trường đặc biệt sôi động này.
Long Đình nguyệt bính

Bánh Trung thu là vật phẩm mỗi năm chỉ xuất hiện một lần,sư phụ Zhou nói. “Mỗi chiếc bánh là ước mong của con người về một mùa trăng hoàn mỹ, từ đó mùa mang bội thu, cây cối tốt tươi, con người hòa thuận. Đã là mong ước, đã là điều chúc, lẽ nào lại không đẹp?” Và thế, có nhiều người khi lần đầu nhìn thấy một hộp bánh Trung thu Hồng Kông đã xúc động như lần đầu đứng bên người yêu ngắm trăng sáng, cảm giác một tuyệt tác nghệ thuật đang dần trải ra trước mắt. Hộp bánh màu vàng mơ, những đường vân mờ tựa như những nét khảm tay tinh tế. Lớp lụa lót màu vàng đế vương sang trọng, ánh lên sự mê hoặc khi dồn sự chú ý vào những chiếc bánh tựa những đóa hoa màu mật ong đang hé nở. “Ngày Trung thu cũng như ngày Tết Nguyên đán, người ta đem hộp bánh tặng nhau thay lời chúc phúc lành. Cả tấm lòng đã trao ra trọn vẹn, tặng người thân, tặng tri kỷ, tặng đối tác… Tất cả đều phải hoàn mỹ, tựa như vầng tinh cầu trong veo khiến cả vạn người phải say mê…”

Ngày thường, nhà hàng Long Đình được coi như một Hồng Kông thu nhỏ trong lòng Hà Nội. Trong cuốn thực đơn hơn 300 món ăn thay đổi theo mùa, các thực khách thủ đô sẽ được thưởng thức hương vị Hồng Kông đích thực như một minh chứng cho phong cách ẩm thực thứ 9 của Trung Hoa, tươi tắn, sáng tạo và luôn luôn mới mẻ. Riêng trong những ngày mùa thu lộng lẫy, Long Đình cũng góp một chút sắc vàng mơ mộng và sang trọng cho Hà Nội bằng những chiếc bánh nhỏ mang đậm phong vị Hồng Kông. Chỉ một chút ngọt ngào, chỉ một vòng tròn bé xinh trong lòng bàn tay đẹp đẽ, cũng đủ để làm thành một đêm vạn vật tắm ánh trăng ngà, lòng người phơi phới hoan ca.
Nguồn Long đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét