Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Nguồn gốc của tết trung thu


Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp quý phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy quý phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng.


Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: “ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp”.


Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.[1]


Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu

nguồn gốc bánh trung thu





Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.


Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng.


ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu.


Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.


Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.


Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.


Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.


ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.


Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.
http://banhtrungthukinhdo.co/banh-nuong-kinh-do/banh-nuong-0-trung

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Một số loại bánh trung thu độc năm trước

Một số loại bánh trung thu độc năm trước - món ăn truyền thống vào dịp Rằm tháng Tám – lâu nay đã quen thuộc đến… nhàm chán với những hương vị cổ truyền: thập cẩm, lạp xường, đậu xanh, trứng mặn, hạt dưa…

Nhưng dạo qua thị trường bánh mùa Trung thu năm trước, người tiêu dùng có thể thấy sự xuất hiện mới lạ của một số loại bánh trung thu được làm từ những nguyên liệu rất “Tây” và hình thức cũng khác lạ.

Bánh Trung thu kem lạnh

Thị trường năm trước xuất hiện loại bánh trung thu làm bằng kem lạnh. Trong khi các loại bánh Trung thu truyền thống được làm bằng bột mì, trứng muối, lạp xưởng, hạt sen hay các loại bánh cao cấp có nhân yến sào thì bánh trung thu kem lạnh mới mẻ cả về màu sắc, hình thức tòa sen điêu khắc sắc nét và chất liệu đến từ phương Tây. Đặc biệt, khi cắt bánh ra có nhân hình trứng thân thuộc nhưng tất cả đều được làm bằng kem mát lạnh và bao phủ bởi một lớp sô-cô-la nhìn rất hấp dẫn.


Bánh trung thu kem lạnh thơm mùi sô cô la, coffee, vani, trà xanh 

Bánh Trung thu thạch rau câu

Vẫn trên nền chiếc bánh Trung thu truyền thống, bánh Trung thu rau câu như một khúc biến tấu sắc màu, sáng tạo và độc đáo, chắc chắn sẽ làm nhiều người phải trầm trồ, thích thú. Vỏ bánh được làm từ loại thạch rau câu mềm, mát lạnh, vốn được nhiều người ưa thích, có sắc màu nổi bật và những tạo hình khá bắt mắt.


Vỏ bánh trong suốt nhìn được cả nhân bên trong. (Ảnh: Tạp chí ẩm thực)

Lớp nhân bên trong vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng của bánh truyền thống, có thể sẽ hợp khẩu vị với nhiều người. Điểm khác biệt nằm ở vỏ ngoài giòn, mát, không quá ngọt…


Những chiếc bánh rực rỡ sắc màu ngày trung thu (Ảnh: Internet)

Có khá nhiều loại bánh trung thu rau câu hấp dẫn để mọi người lựa chọn như: bánh trung thu thạch nhân trái cây, bánh nhân flan, bánh nhân trà xanh, bánh nhân khoai môn, bánh nhân mứt thơm, bánh được làm từ rượu nhẹ SPY kết hợp với lớp rau câu bên ngoài…

Bánh trung thu Angry Birds

Một đầu bếp người Singapore đã sáng tạo ra 4 chiếc bánh trung thu với hình dạng của các nhân vật trong trò chơi hoạt hình nổi tiếng chiếm lĩnh trái tim của rất nhiều người trên thế giới.


Bạn có muốn sở hữu chiếc bánh hảo hạng độc đáo như thế này? (Ảnh: VTC News)

Đây được xem là những chiếc bánh dẻo hình “bầy chim nổi giận” đầu tiên trên thế giới dành cho dịp Trung thu. Bánh được chế biến với 4 hương vị chính: hỗn hợp socola – caramel hơi mặn; vị nho pha sốt dâu tây; vị ngũ cốc và vị lá dứa kèm hạt mắc ca.

Những chiếc bánh độc đáo này hẳn chắc hẳn sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt từ các em nhỏ và những “tín đồ” của “các chú chim giận dữ”.

Banh Trung thu hình hoa hồng

Vẫn lớp vỏ bánh bên ngoài như vậy nhưng những ciếc bánh trung thu hình hoa hồng được làm từ nguyên liệu ngoại nhập có xuất xứ từ Singapore. Có vẻ như đây sẽ là một lựa chọn không tồi cho các bà nội trợ.


Những chiếc bánh hình hoa hồng mềm mịn, dịu dàng, lãng mạn (Ảnh: Tư vấn & Tiêu dùng)

Bánh được làm với quy trình đặc biệt: bánh nướng chín sau đó mang ướp lạnh cho phần vỏ giòn, kết hợp với phần nhân mềm nhiều hương vị hấp dẫn như: trà xanh, hạt sen, hạt dẻ hay sữa dừa… lại tạo được sự hấp dẫn riêng.

Loại bánh Trung thu này có hơn 40 hương vị như nhân đậu xanh phomát, bánh caramel cà phê và đậu đỏ, bánh vừng đỗ trắng…

Những chiếc bánh làm từ hoa, thảo mộc cũng là một nét đặc biệt. Loài hoa oải hương được đưa trực tiếp vào nhân bánh trung thu sẽ khiến cho người ăn thấy tò mò và hào hức hơn trước khi quyết định thưởng thức. Cùng với hạt dưa, hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ… hoa oải hương còn tạo cho bánh một mùi thơm huyền ảo – đó là nhận xét của những người đã từng được nếm qua loại bánh này.


banh trung thu kinh do - Theo: eva.vn

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Mùa thu trong văn hóa


Việt Nam

Có rất nhiều nhà thơ văn lấy mùa thu làm chủ đề. Riêng trong kho tàng văn hóa Việt Nam thì mùa thu được nhiều tác giả mượn làm khung cảnh cho sáng tạo và sáng tác.
  • Bài thơ "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Mùa thu trong văn hóa

  • Hay ba bài thơ trong chùm thơ thu "nức danh" của Nguyễn Khuyến sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà là "Thu điếu", "Thu vịnh" và "Thu ẩm".
"Thu điếu"
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nghệ thuật và âm nhạc

Việt Nam

Hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam đều có ít nhiều nhạc phẩm viết về mùa thu trong đó có:
  • Đặng Thế Phong và Đoàn Chuẩn nổi tiếng với phần lớn nhạc phẩm về mùa thu
  • Phạm Duy: Mùa thu chếtNước mắt mùa thuMùa thu Paris
  • Hoàng Trọng: Ngàn thu áo tím
  • Trịnh Công Sơn: Nhìn những mùa thu điNhớ mùa thu Hà Nội
Theo WKP vn

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Rau câu - Bánh trung thu

Bánh trung thu - Cũng như những chiếc bánh trung thu truyền thống, thay vào đó lớp bánh bên ngoài được làm bằng rau câu. Bánh trung thu rau câu không ngọt lắm, do vậy người ăn không có cảm giác ngán như bánh trung thu truyền thống.
Bánh trung thu rau câu

 Nhân bánh trung thu rau câu có 9 loại nhân (kèm trứng muối): cà phê, đậu xanh, khoai môn, trà xanh, bánh plan, thơm, đậu phộng, bánh plan mùi trà xanh, và SPY.
ST

Mùa thu

Mùa thu 
Mùa thu  là mùa trong đó phần lớn các loại cây trồng được thu hoạch và các loại cây rụng lá mất lá của chúng. Nó cũng là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và lạnh hơn (đặc biệt rõ nét là ở các vĩ độ lớn). Tại các khu vực ôn đới thì lượng mưa cũng tăng dần lên trong một số khu vực. Sắc màu mùa thu Về mặt thiên văn học, mùa thu bắt đầu từ thời điểm thu phân (khoảng 23 tháng 9 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 3 ở Nam bán cầu), và kết thúc vào thời điểm đông chí (khoảng 21 tháng 12 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 6 ở Nam bán cầu). Tuy nhiên, các nhà khí tượng học tính toàn bộ các tháng Ba, Tư và Năm ở Nam bán cầu cũng như các tháng Chín, Mười và Mười Một ở Bắc bán cầu như là thời gian của mùa thu. Ngoại lệ đối với các định nghĩa này là lịch Ireland trong đó người ta vẫn tuân theo chu kỳ Celt, ở đó mùa thu được tính như là toàn bộ các tháng Tám, Chín và Mười. Ngoài ra, theo lịch Trung Quốc thì mùa thu bắt đầu được tính từ tiết lập thu (khoảng ngày 7 tháng 8 và kết thúc vào tiết lập đông (khoảng ngày 7 tháng 11 dương lịch). Mặc dù thời gian ban ngày bắt đầu ngắn lại rõ nét từ tháng Bảy hoặc tháng Tám ở Bắc bán cầu và tháng Giêng hay tháng Hai ở Nam bán cầu, nhưng thông thường trong tháng Chín hay tháng Ba thì sự thoái trào mới trở nên rõ ràng hơn và đột ngột hơn trong so sánh với sự kéo dài thời gian ban ngày của mùa hè. Mùa thu thông thường cũng được định nghĩa như là mùa khai trường ở phần lớn các quốc gia, do chúng thông thường bắt đầu vào đầu tháng Chín hay tháng Ba (phụ thuộc vào từng bán cầu). Các định nghĩa này, cũng giống như các định nghĩa nói chung của mùa, là không hoàn thiện do chúng đều cho rằng các mùa có độ dài bằng nhau, cũng như bắt đầu và kết thúc vào cùng một thời điểm dọc theo cùng một khu vực của mỗi bán cầu.

Trên các hành tinh
Mùa thu ở Bắc bán cầu là khoảng 1/4 quỹ đạo của các hành tinh giữa Ls = 180° và 270° Các hành tinh có trục tự quay không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo đều có hiện tượng mùa, bao gồm mùa thu. Mùa thu ở bắc bán cầu là khoảng thời gian bắt đầu khi hành tinh nằm ở điểm thu phân (Ls = 180°) trên quỹ đạo, và kết thúc khi nó nằm ở điểm đông chí (Ls = 270°). Mùa thu ở bắc bán cầu trùng với mùa xuân ở nam bán cầu, và mùa thu ở nam bán cầu trùng với mùa xuân ở bắc bán cầu.


Mùa thu trong văn hóa truyền thống
Sự gắn liền của mùa thu với giai đoạn chuyển tiếp từ thời tiết nóng ấm sang thời tiết lạnh ở Bắc bán cầu và trạng thái liên quan của nó như là mùa của thu hoạch chủ yếu, đã ngự trị trong các chủ đề liên quan và các hình ảnh thông dụng của nó. Nhân cách hóa mùa thu (In thạch bản của Currier & Ives, 1871) Trong văn hóa phương Tây, người ta nhân cách hóa mùa thu như là một người đàn bà đẹp, khỏe mạnh được trang điểm bằng các loại quả, rau quả và ngũ cốc đã chín vào thời gian này. Phần lớn các nền văn minh cổ đại đều đề cao các lễ hội thu hoạch trong mùa thu, thông thường là quan trọng nhất trong các loại lịch của họ. Vẫn còn tiếng vang trong số các lễ hội này là: Lễ tạ ơn (Thanksgiving) vào cuối mùa thu ở Hoa Kỳ và Canada, lễ hội Sukkot của người Do Thái với nguồn gốc của nó như là lễ hội trăng tròn mùa thu hoạch của "hòm thánh" (trong các túp lều ở đó các sản phẩm đã thu hoạch được chế biến và sau đó có được tầm quan trọng mang tính tôn giáo), nhiều lễ hội của thổ dân Bắc Mỹ gắn liền với các thức ăn từ các loại cây quả đã chín thu hoạch được từ tự nhiên hay Tết Trung thu của người Trung Quốc, Việt Nam v.v và nhiều lễ hội khác. Tâm trạng chủ yếu trong các lễ hội mùa thu này là niềm vui sướng vì một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến. Tưởng nhớ tới tổ tiên cũng là một chủ đề phổ biến của các lễ hội này. Bức tranh nổi tiếng "Mùa thu vàng" của Levitan Tại Hoa Kỳ ngày nay, bên cạnh sự khởi đầu của một năm học mới thì mùa thu còn gắn liền với ngành công nghiệp điện ảnh như là sự khởi đầu cho các bộ phim thông thường là ít vốn đầu tư nhưng lại có giá trị về mặt nghệ thuật mang tính kinh điển cho các giải thưởng như giải Oscars hay của BAFTA (các lễ trao giải thường được tổ chức vào cuối tháng Hai năm sau). Những bộ phim như thế được coi là không quá sôi nổi, nhưng sâu sắc hơn về nội dung và nghiêm túc hơn so với những bộ phim nhiều vốn đầu tư, chứa đầy các kỹ xảo điện ảnh trong mùa hè. Mùa thu, được bắt đầu vào ngày nghỉ cuối tuần sau ngày lễ Lao động (ngày 1 tháng 9 tại Bắc Mỹ) và kết thúc -- trong các năm nhuận -- vào ngày nghỉ cuối tuần trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, là mùa ngắn nhất và ít lợi nhuận nhất của các loại phim. Mùa thu còn gắn liền với lễ Halloween, và cùng với nó là chiến dịch tiếp thị rộng rãi để cổ động cho nó. Ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc sử dụng thời gian này của năm để cổ động cho các phim và đĩa hát gắn liền với lễ hội này, chúng được phát hành từ đầu tháng Chín nhưng không muộn hơn ngày 28 tháng 10, do đề tài của chúng nhanh chóng mất đi sức mạnh khi lễ hội qua đi. Mùa thu, giống như mùa xuân, là rất khó dự đoán và, trong nhiều khu vực, nó rất ngắn ngủi. Nhiệt độ trong tháng Chín có thể cao trên 86 °F (30 °C) và với chỉ số nhiệt thì nó có thể tạo ra nhiều điều kiện nguy hiểm liên quan tới sự cẩu thả của con người trong tương quan với các rủi ro của chứng đột quỵ do nhiệt (cao thân nhiệt). Trong tháng Mười, đặc biệt là ở các vĩ độ cao, có thể có các đợt lạnh bất thần cũng như hỗn hợp của mưa và tuyết rơi, mặc dù tuyết ổn định chỉ che phủ ổn định hơn kể từ giữa tháng Mười Một.

Mùa thu và du lịch
Màu vàng rực rỡ của các loại cây vào mùa thu dưới ánh nắng Mặt Trời Cây lá đỏ đang rụng lá Miền đông của Canada và khu vực New England của Hoa Kỳ nổi tiếng trên thế giới vì sự rực rỡ của "mùa lá rụng" của mình và công nghiệp du lịch theo mùa đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài tuần của mùa thu khi các loại lá cây ở thời kỳ đỉnh cao nhất của mình về màu sắc. Một số chương trình dự báo thời tiết trên ti vi và các trang web thậm chí còn thông báo về tình trạng của mùa lá rụng trong cả mùa như là một dịch vụ dành cho du khách. Hỗn hợp của các loài cây xanh xuốt năm và các loại cây rụng lá (đặc biệt là cây phong) trong các cánh rừng ở Canada đã làm cho chúng có một màu sắc hết sức đa dạng. Hình ảnh ở bên phải được chụp tại công viên Algonquin, Ontario, Canada.


Việt Nam

Có rất nhiều nhà thơ văn lấy mùa thu làm chủ đề. Riêng trong kho tàng văn hóa Việt Nam thì mùa thu được nhiều tác giả mượn làm khung cảnh cho sáng tạo và sáng tác.
  • Bài thơ "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
  • Hay ba bài thơ trong chùm thơ thu "nức danh" của Nguyễn Khuyến sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà là "Thu điếu", "Thu vịnh" và "Thu ẩm".
"Thu điếu"
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nghệ thuật và âm nhạc

Việt Nam

Hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam đều có ít nhiều nhạc phẩm viết về mùa thu trong đó có:
  • Đặng Thế Phong và Đoàn Chuẩn nổi tiếng với phần lớn nhạc phẩm về mùa thu
  • Phạm Duy: Mùa thu chếtNước mắt mùa thuMùa thu Paris
  • Hoàng Trọng: Ngàn thu áo tím
  • Trịnh Công Sơn: Nhìn những mùa thu điNhớ mùa thu Hà Nội
Theo WKP vn

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Bánh trung thu

Với những ý nghĩa cao đẹp đó, Kinh Đô hân hạnh giới thiệu Bộ sưu tập bánh Trung Thu cao cấp Trăng Vàng hảo hạng và các dòng sản phẩm đặc trưng tự chọn thơm ngon. Những hộp bánh Trung Thu sẽ là sứ giả mùa Trăng, gìn giữ và vun vén những mối quan hệ hữu hảo của bạn.
Hãy cùng những người thân yêu thưởng thức những chiếc bánh thơm thảo và đón một mùa Trăng vẹn tròn ý nghĩa.
Bánh trung thu 

Kính chúc Quý Khách và gia đình một mùa Trung Thu ấm áp Tình Thân!Những trao gửi không chỉ gói gọn trong mối quan hệ gia đình, bạn hữu, bánh Trung Thu còn là quà tặng trân trọng gửi đến quý khách hàng và đối tác. Những hộp bánh Trung Thu như những lời cảm ơn mà không thời khắc nào tốt hơn để bày tỏ. Tết Trung Thu trở thành dịp Tết để mọi người chia sẻ nhiều hơn, đón nhận nhiều hơn và gần nhau nhiều hơn.
Thơm nức những chiếc bánh vàng ươm, ấm áp những lời chúc phúc, reo vui ánh mắt trẻ thơ, lung linh ánh nến tỏa ra từ những chiếc lồng đèn đầy màu sắc… Trung Thu, không còn là lễ hội thông thường mà đã trở thành một dịp Tết lớn trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán – một dịp Tết của Tình Thân để cùng nhau bày tỏ chân tình bên gia đình, bạn bè, người thân, đối tác, khách hàng.
Chính vì thế, bánh Trung Thu không thể thiếu trong dịp Tết đặc biệt này, hơn nữa đây là món quà đặc trưng và ý nghĩa nhất không thể thay thế được. Những chiếc bánh Trung Thu vàng ươm không chỉ được bày trang trọng trên mâm cỗ gia đình, mà còn được mọi người trao tặng nhau như một cách để thể hiện tình cảm đến những người thân yêu.


 Nguồn internet

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Sự tích chị Hằng trong mùa Trung Thu

Sự tích chị  Hằng trong mùa Trung Thu -Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Sự tích chị  Hằng trong mùa Trung Thu

Sự tích chị  Hằng trong mùa Trung Thu :Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian
ST internet


Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Bánh trung thu Givral

Thương hiệu Givral là một thương hiệu bánh danh tiếng của Sài Gòn với bề dày lịch sử hơn 60 năm. Ra đời vào đầu những năm thập niên 50 bởi một ông chủ người Pháp tên là Alain Portier.
Bánh trung thu Givral

Givral thực sự mang nét tao nhã, tinh tế của nền văn hóa ẩm thực Pháp, làm đắm say biết bao thế hệ những người tiêu dùng Việt.

Đến với Givral, bạn có thể thưởng thức các loại bánh tươi cao cấp như bánh kem, bánh sinh nhật, bánh Noel, bánh cưới, bánh trung thu, các loại bánh mì và bánh nướng... với mẫu đẹp, sang trọng, chủng loại đa dạng. Ngoài ra, bạn sẽ còn ấn tượng với phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình và thân thiện của tất cả các nhân viên của cửa hàng thuộc hệ thống Givral. 
Được chắt lọc từ nguồn nguyên liệu tinh khiết và tuyệt hảo nhất, những chiếc bánh Givral luôn mang đến cho bạn không chỉ cảm giác thơm ngon, tươi mới, hương vị tinh tế, dịu dàng, mà còn đảm bảo cho bạn nguồn năng lượng và sức khỏe mà bạn hằng mong ước.

Bánh trung thu Givral Trong hơn nửa thập kỷ qua, bánh Givral nổi bật trên thị trường là thương hiệu bánh VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG. Nói đến Givral là nói đến dòng bánh tươi, hoàn toàn không có các chất bảo quản hay phụ gia có hại cho sức khỏe. 

Internet

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Bánh trung thu bibica

Bánh trung thu bibica - Bánh dinh dưỡng Growsure và Mumsure của Bibica đạt huy chương vàng cho thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng trong hai năm liền 2004 và 2005 do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm- Bộ Y Tế trao tặng.
Đẳng cấp hàng Việt là khẩu hiệu gắn liền với thương hiệu Bibica. Sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng yêu chuộng. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa.
Mười năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn (1997-2006). 
Là nhà sản xuất bánh kẹo đầu tiên ở Việt Nam được BVQI chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002:1994 năm 2000 và được chuyển đổi phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 năm 2004.





Đạt cúp vàng cho thương hiệu an toàn vì sức khoẻ cộng đồng trong hai năm liên tiếp 2004 và 2005 do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm- Bộ Y Tế trao tặng.
Giải thưởng thành tích xuất khẩu “2006 Business Ex cellence Awards”do Ủy Ban Quốc Gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với báo Thương Mại Điện Tử (E-Trade New) cấp, trong đó có bánh trung thu bibica.

sưu tầm

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Brodard - Bánh trung thu

Bánh trung thu Brodard Đặc trưng với vỏ bánh mỏng, vàng sậm, đều, nhân ráo, xốp nhưng không rời rạc, lòng đỏ trứng thơm, béo, bùi, bánh Brodard có mùi vị đậm đà, thân quen với khẩu vị người Việt Nam và cũng rất hấp dẫn đối với khách nước ngoài muốn thưởng thức văn hoá ẩm thực Việt.
 Brodard - Bánh trung thu 


Bánh trung thu Brodard do nghệ nhân kinh nghiệm lâu năm thực hiện với các loại nhân truyền thống được khách hàng ưa chuộng: gà quay vi cá yến sào, thập cẩm gà quay vi cá, đậu xanh sầu riêng, hạt sen.

Hộp bánh trung thu được thiết kế riêng, gia công bằng giấy mỹ thuật, ánh vẻ sang trọng, rất thích hợp làm quà tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh hộp 2, 4 bánh, Brodard có loại hộp 6 bánh với số lượng có hạn.
Brodard dự kiến sẽ tung ra thị trường trên 110 tấn bánh trung thu – tăng 30% so với năm 2009. Giá bánh được điều chỉnh tăng nhẹ so với năm ngoái do giá nguyên liệu tăng. Bánh trung thu Brodard giá từ 40.000 đ/bánh.

Sưu tầm

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Như Lan - Bánh trung thu

Cơ sở Bánh Như Lan chúng tôi chuyên cung cấp các mặt hàng bánh ngọt, bánh trung thu, bánh mì, thịt nguội. ó truyền thống hơn 40 năm.

Phương châm kinh doanh của chúng tôi ngay từ những ngày đầu thành lập là toàn tâm toàn ý sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm tươi ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả hợp lý. 
Cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình, chúng tôi đảm bảo đem đến cho Quý khách hàng sự hài lòng về chất lượng sản phẩm cũng như tác phong phục vụ.
 Như Lan - Bánh trung thu


Chúng tôi vô cùng biết ơn Quý khách hàng đã luôn đồng hành, ủng hộ chúng tôi trong hơn 40 năm qua. Với sự tin yêu của Quý khách, thương hiệu chúng tôi tự hào được người tiêu dùng bình chọn là“Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm (2003, 2004, 2006, 2007).

Đáp lại, chúng tôi quyết tâm cải tiến công nghệ, cung cấp những sản phẩm tốt hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu đạt được và giữ vững niềm tin yêu của Quý khách hàng.
Trân trọng.

  Sưu tầm internet

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Cách làm bánh trung thu ngàn lớp

Cách làm bánh trung thu ngàn lớp - Các bạn sẽ có một tết trung thu cùng với những trải nghiệm thật thú vị.Bánh trung thu kiểu này hấp dẫn người ăn ở màu sắc hấp dẫn, lớp vỏ giòn tan xốp nhẹ và rất lạ miệng, hài hòa với phần nhân bên trong, cùng xem video và hướng dẫn:
Cách làm bánh trung thu ngàn lớp
 Nguyên liệu - phần vỏ:
Bột trắng:
110g bột mỳ
40g bơ để ở nhiệt độ phòng
15g đường bột
40g nước.

Bột màu:
90g bột mỳ
45g dầu ăn
Màu thực phẩm tùy thích
Phần nhân: tương tự như làm bánh nướng. 


Bước 1: 

Chuẩn bị phần bột trắng:

Đánh đều bơ và đường.
Thêm bột mỳ vào đánh cùng.
Trong khi đánh bột mỳ thì từ từ thêm 40g nước vào và đánh tới khi bạn có được một khối bột mịn, để bột nghỉ 15 phút.

Bước 2: 
Chuẩn bị phần bột màu:

Rỏ vài giọt màu thực phẩm vào chỗ dầu ăn, quậy đều.
Thêm bột mỳ vào trộn đều cho đến khi bạn có được khối bột mịn, để nghỉ bột nghỉ 15 phút.
Cách làm bánh trung thu ngàn lớp

Bước 3:
Chia bột trắng và bột màu thành 5 phần bằng nhau, vo viên.


Ấn dẹt viên bột trắng, đặt viên bột màu vào giữa.
Bọc kín viên bột màu trong viên bột trắng.


Bước 4:
Ấn dẹt viên bột đã bọc, dùng cây cán mỏng khoảng 3mm.

Cuộn miếng bột vừa cán lại.
Đặt cuộn bột nằm dọc và tiếp tục cán lần 2.
Cuộn miếng bột vừa cán lại và dùng dao sắc cắt làm đôi. Việc cán bột nhiều lần giúp vỏ bánh tạo thành nhiều lớp sau khi bạn nướng - chính vì vậy loại bánh này được gọi là bánh trung thu ngàn lớp.


Bước 5:
Để ngửa phần mặt cắt bột lên trên.


Ấn dẹt và cán thành miếng tròn.


Bước 6:
Cho nhân lên giữa miếng bột vừa cán và bọc kín lại, sửa lại bánh cho đẹp.


Làm nóng lò ở 170ºC trong 10 phút, cho bánh vào nướng trong khoảng 25 - 30 phút, xịt nước vào lò trước khi nướng.
Không có các họa tiết thông thường hay hình dáng như loại bánh trung thu thông thường; bánh trung thu kiểu này hấp dẫn người ăn ở màu sắc hấp dẫn, lớp vỏ giòn tan xốp nhẹ và rất lạ miệng, hài hòa với phần nhân bánh bên trong. Ngoài ra bánh trung thu ngàn lớp cũng rất phù hợp với những mẹ do bận rộn mà chưa làm được bánh từ trước; bởi bánh này làm xong có thể ăn ngay mà không cần phải chờ sau 1-2 ngày như bánh thường để có lớp vỏ bánh mềm, thơm.

Thùy theo ý thích, bạn có thể làm bánh với một hoặc nhiều màu khác nhau. Tuy nhiên hãy lưu ý bạn nên dùng bánh trong vòng 3 ngày sau khi làm kẻo vỏ bánh bị ỉu sẽ kém ngon hơn nhé!


Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Sưu tầm

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Long Đình Bánh Trung Thu


Sản phẩm được sáng tạo bởi nghệ nhân làm bánh Hồng Kông  sư phụ Wang Yue Lun  với kinh nghiệm và bí quyết gia truyền cả đời chỉ theo đuổi nghề làm bánh để tạo nên những sản phẩm chất lượng. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm của người nghệ nhân, sự tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới sự giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất, đã tạo ra sản phẩm bánh trung thu ngon nhất, đẹp nhất dành tặng cho đời.
Long Đình Bánh Trung Thu 

Nhà hàng Long Đình trân trọng giới thiệu sản phẩm Bánh Trung Thu Long Đình với các hương vị đặc trưng của bánh trung thu Hồng Kông, phong phú với 6 loại bánh mang những tên gọi đầy ý nghĩa: Long Đình Phúc Quý, Long Đình Tứ Quý, Long Đình Phú Quý, Long Đình Gia Quý,Long Đình Nguyệt Quý, Long Đình An Quý với 6 loại hương vị thuần khiết thiên nhiên: trà xanh, đậu đỏ, sen trắng, đậu xanh tảo biển, khoai môn và hạt dẻ.

Bánh Trung Thu Long Đình chắc chắn là món quà trang trọng, vô cùng ý nghĩa, thể hiện tấm lòng với gia đình, bạn bè, người thân và đối tác thay lời tri ân.
Bánh Trung Thu Long Đình sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho đêm trăng đoàn viên. Cùng gia đình thưởng thức Bánh Trung Thu Long Đình mỗi dịp Tết trung thu về còn là tự thưởng cho mình một món quà xứng đáng. Một món quà trang trọng thay lời tri ân 

Sưu tầm

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Hải Hà - Bánh Trung Thu

Bánh trung thu Hải Hà - Sản phẩm của HAIHACO vẫn có ưu thế về giá cả, chất lượng cũng không thua kém các sản phẩm cạnh tranh khác từ các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu, Wonderfarm và hàng nhập khẩu. Bánh Trung thu: Sản phẩm của HAIHACO được đánh giá cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt có hương vị thơm ngon. Hiện nay, bánh Trung thu Hải Hà cạnh tranh rất mạnh với bánh trung thu của Hữu Nghị và Bibica, đặc biệt là trên thị trường miền Bắc.
 Hải Hà Bánh Trung Thu
HAIHACO là Công ty sản xuất kẹo mềm hàng đầu, với dây chuyền thiết bị hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức, các sản phẩm kẹo xốp mềm Hải Hà chiếm lĩnh phần lớn thị phần của dòng sản phẩm này vượt qua tất cả các công ty sản xuất kẹo mềm trong nước. Bánh kem xốp: Sản phẩm bánh kem xốp và bánh xốp cuộn được sản xuất trên 2 dây chuyền của Malaysia công suất 6 tấn/ngày và 3 tấn/ngày.

Trước nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng đối với những sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện dụng, HAIHACO định hướng đầu tư vào đổi mới trang thiết bị, phát triển thêm những dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của Công ty, phấn đấu giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam. Tiếp tục đầu tư hơn nữa vào các sản phẩm mang tính thời vụ nhưng có kết quả cao như bánh Trung thu, kẹo hộp, mức tết. Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và khu vực. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu, xúc tiến thương mại mở thêm các thị trường xuất khẩu mới. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định hàng năm, phấn đấu doanh thu đến năm 2010 đạt 390 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng. Về hoạt động đầu tư bất động sản: HHC đang có kế hoạch di dời trụ sở và nhà máy tại Hà Nội và thực hiện đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đối với khu đất này.

internet

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Tết trung thu vui vẻ

Bảo vật đêm Rằm
Trò chơi đêm trung thu: Rồng rắn lên mây
Hồng Kông vốn là vùng đất của những tinh hoa ẩm thực. 8 trường phái ẩm thực Trung Hoa đã tụ hội về đây, đua nhau khoe sắc khoe hương trong một khu vườn mà ẩm thực được coi là một ngành “công nghiệp không khói”, cạnh tranh khốc liệt. Có lẽ vì tính chuyên nghiệp và phát triển có hệ thống của ngành ẩm thực, mà Hồng Kông được coi là nơi thẩm định các giá trị. Một món ăn mới ra đời, liệu có thực sự ngon, liệu có tồn tại được lâu? Hãy mang món ăn ấy vào các nhà hàng Hồng Kông! Cũng thế là những chiếc bánh Trung thu. Có người đã nói rằng: “Đi khắp Trung Hoa cẩm tú, nếm thử đủ sắc đủ hương của mùa thu, cuối cùng quay về Hồng Kông để có thể nghĩ ra câu thơ vịnh đêm Rằm!”

Tết trung thu vui vẻ
Có những mùa trăng xa xôi, người ta tặng nhau hộp bánh nướng, bánh dẻo mua của mậu dịch, giữa chiếc bánh có chấm một chấm phẩm đỏ, bánh dẻo làm từ gạo xấu nên màu không trắng lắm. Hộp bánh bằng bìa mềm, cầm phải nâng niu nếu không sẽ bị xô lệch, bên ngoài hộp có vẽ hình Hằng Nga… Có những mùa trăng bây giờ, người ta đem đến tặng nhau những hộp bánh đẹp tựa như một rương châu báu, nắp hộp bằng gỗ quý thấy trên những lớp lụa vàng là những chiếc bánh tựa như những khối ngọc. “Tấm lòng gửi trao nhau vẫn thế, chỉ có những mùa trăng là ngày càng đẹp lên…”


Tết trung thu vui vẻ

Zhou Jian Hong, sư phụ làm bánh Trung thu của nhà hàng Long Đình (Hà Nội) nói rằng anh rất thích ngắm trăng Hồng Kông. Không chỉ mang sắc vàng trong sáng, mơ mộng, mà dường như ánh trăng ấy còn chứa đựng trong từng hạt ánh sáng cả mùi hương thơm phức ngọt ngào. Lẽ dĩ nhiên, mặt trăng ở đâu cũng trong và sáng như thế, nhưng vì người Hồng Kông đặc biệt coi trọng Tết Trung thu nên đến ngày này nhà nhà làm bánh nướng, hàng hàng bán bánh nướng. “Trên cao là ánh trăng vàng, dưới thấp là đèn lồng đỏ, và tràn ngập không gian là hương thơm ngọt ngào của bánh Trung thu, hỏi còn gì tuyệt vời hơn?”

Hội hoa đăng đêm rằm tháng tám

Trung Hoa vốn là cái nôi khai sinh ra tục ăn bánh Trung thu, và ngay trên đất nước rộng lớn ấy, hình thức của những chiếc bánh rất khác và thay đổi tùy theo tình trạng thổ sản, môi trường kinh tế và khẩu vị của từng địa phương. Bánh Trung Thu Tô Châu có một lịch sử gốc gác hơn 1.000 năm. Tại vùng này, đếm ra có hơn cả tá kiểu thức mà phổ thông nhất là chiếc bánh Kim Thuỷ Mai Quế Nguyệt Bính nặn bằng tay, vỏ bánh mỏng chứa nhân bằng trái cây hay hạt tán nhuyễn. Bánh kiểu Tô Châu nổi danh với lớp vỏ làm bằng bột lên men thành từng lớp mỏng tang, ăn ngọt và béo.Trong khi đó, bánh Trung thu Bắc Kinh có hai biến thể: một gọi là bánh "Ti-chiang" (đề tương) chịu ảnh hưởng Tô Châu, khác chăng là vỏ xốp nhẹ hơn chứ không tạo thành từng lớp mỏng như bánh Tô Châu; hai là bánh "Fan Mao" (phiến mao) - nhẹ như lông vũ, vỏ bánh nhẹ tơi màu trắng, nhân bánh có vị dược liệu Sơn tra. Bánh Bắc Kinh là bánh cung đình nên trang hoàng tỉ mỉ rất ngon mắt và hấp dẫn gợi thèm. Còn bánh Trung Thu Ninh Ba thoát thai từ kiểu Tô Châu và rất thịnh hành ở vùng Chiết Giang. Vỏ bánh đặc, chắc, chứa nhân dăm-bông hay hải tảo, điểm mùi gia vị cay và mặn. Bánh Trung thu Vân Nam có vỏ làm bằng nhiều thứ bột phối hợp của gạo, lúa mạch… và có vị ngọt đậm. Bánh Trung thu Quảng Đông quen thuộc với người Việt Nam hơn cả, thường là nhân lạp xường hay vị ngũ nhân (5 loại hạt). Hơi khác một chút, bánh Trung Thu Đài Loan gọi là "Nguyệt quang bính" với nhân làm bằng khoai lang, ăn rất ngọt, mềm và không ngán.

Múa lân đón tết trung thu
Cuối cùng là bánh Trung thu Hồng Kông, kế thừa và phát huy tất cả những ưu điểm của các phong cách bánh Trung thu khác. Đẹp từ hộp bánh đẹp đi, cầu kỳ từ lớp lụa lót bên trong cho đến hộp trà thơm tặng kèm. Mỗi chiếc bánh như một mặt trăng tròn viên mãn được kết hợp bởi một lớp vỏ mỏng nướng cứng, bao bọc bên trong là lớp nhân mềm mại. vị ngọt vừa đủ mà chất liệu thì vô cùng phong phú, phổ biến nhất là nhân sen trắng và trứng mặn. Ngay cả hoa văn trên mặt mỗi chiếc bánh cũng đều rất cầu kỳ, không chỉ là hoa sen, hoa mẫu đơn, cá chép – những biểu tượng của phúc lành theo quan niệm của người Hồng Kông, mà thậm chí cả hình tượng long – phụng, hay chữ Phúc, chữ Vạn… cũng đều hiện diện trên chiếc bánh nhỏ xinh, đường nét tinh xảo như một khối ngọc đúc.
Mặc dù ngày càng phong phú về chủng loại song cách thưởng thức một chiếc bánh Trung thu thì vẫn không thay đổi theo thời gian. Bánh Trung thu không phải loại để ăn một mình. Trên mặt ngôn ngữ, người ta lại liên kết cái ý niệm "Tròn" (viên) của Trăng với cảnh quây quần "đoàn viên" của con người qui tụ ăn mừng để thưởng Trăng. Thường những chiếc bánh to được cắt làm 8 miếng vì theo quan niệm của người Hồng Kông, số 8 là con số đẹp. Và cho dù giới ẩm thực sành điệu Hong Kong đang cổ vũ cho việc dùng những loại rượu vang đi với đồ ngọt để nhấm nháp bánh Trung thu, đồ uống thích hợp nhất đi kèm vẫn là các cốc trà nóng. Các chuyên gia ẩm thực cho rằng những loại trà như trà Ô long, trà Thiết Quan Âm… giúp giảm bớt độ béo và ngọt của bánh Trung thu, tạo cảm giác cân bằng và đậm đà hơn.

Long Đình nguyệt bính

Bánh trung thu long đình
Ngay từ đầu tháng Sáu âm lịch, sư phụ Zhou Jian Hong của nhà hàng Long Đình đã bắt đầu thay đổi lịch sinh hoạt hàng ngày của mình cho điều độ hơn. Ông ăn uống khoa học, bồi bổ bằng rất nhiều vitamin và các loại thực phẩm tăng sức đề kháng, thậm chí còn đều đặn tập thể lực giống như chuẩn bị tham gia một cuộc marathon vậy. “Tôi muốn cơ thể mình hoàn toàn khỏe mạnh, không một chút mầm bệnh, trong lúc tôi chú tâm làm ra những chiếc bánh Trung thu đẹp nhất” sư phụ Zhou nói. Đầu tháng Bảy âm lịch, ông bắt đầu kiểm tra kỹ càng các vật dụng nhà bếp, thẩm định lại một lần nữa những nguyên liệu hạng nhất vừa mới được nhập về. Tất cả là để ông cùng đội ngũ cộng sự có thể làm ra những sản phẩm bánh Trung thu tuyệt bích nhất tham gia vào thị trường đặc biệt sôi động này.
Long Đình nguyệt bính

Bánh Trung thu là vật phẩm mỗi năm chỉ xuất hiện một lần,sư phụ Zhou nói. “Mỗi chiếc bánh là ước mong của con người về một mùa trăng hoàn mỹ, từ đó mùa mang bội thu, cây cối tốt tươi, con người hòa thuận. Đã là mong ước, đã là điều chúc, lẽ nào lại không đẹp?” Và thế, có nhiều người khi lần đầu nhìn thấy một hộp bánh Trung thu Hồng Kông đã xúc động như lần đầu đứng bên người yêu ngắm trăng sáng, cảm giác một tuyệt tác nghệ thuật đang dần trải ra trước mắt. Hộp bánh màu vàng mơ, những đường vân mờ tựa như những nét khảm tay tinh tế. Lớp lụa lót màu vàng đế vương sang trọng, ánh lên sự mê hoặc khi dồn sự chú ý vào những chiếc bánh tựa những đóa hoa màu mật ong đang hé nở. “Ngày Trung thu cũng như ngày Tết Nguyên đán, người ta đem hộp bánh tặng nhau thay lời chúc phúc lành. Cả tấm lòng đã trao ra trọn vẹn, tặng người thân, tặng tri kỷ, tặng đối tác… Tất cả đều phải hoàn mỹ, tựa như vầng tinh cầu trong veo khiến cả vạn người phải say mê…”

Ngày thường, nhà hàng Long Đình được coi như một Hồng Kông thu nhỏ trong lòng Hà Nội. Trong cuốn thực đơn hơn 300 món ăn thay đổi theo mùa, các thực khách thủ đô sẽ được thưởng thức hương vị Hồng Kông đích thực như một minh chứng cho phong cách ẩm thực thứ 9 của Trung Hoa, tươi tắn, sáng tạo và luôn luôn mới mẻ. Riêng trong những ngày mùa thu lộng lẫy, Long Đình cũng góp một chút sắc vàng mơ mộng và sang trọng cho Hà Nội bằng những chiếc bánh nhỏ mang đậm phong vị Hồng Kông. Chỉ một chút ngọt ngào, chỉ một vòng tròn bé xinh trong lòng bàn tay đẹp đẽ, cũng đủ để làm thành một đêm vạn vật tắm ánh trăng ngà, lòng người phơi phới hoan ca.
Nguồn Long đình

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Bánh trung thu làm bằng vàng

Tại Trung Quốc, vào dịp tết trung thu năm ngoái, một cửa hàng vàng đã chế tác những cặp bánh trung thu từ vàng ròng 99.99
Bánh trung thu làm bằng vàng

Sản phẩm không những độc đáo mà còn quá giá trị khi mà giá vàng đang khủng như hiện nay. Tại Việt Nam, rất có thể một ngày nào đó bánh trung thu Kinh Đô sẽ có thêm phiên bản Bánh Trung Thu Vàng.
Vàng đắt thế này, rồi sẽ lại có cả bánh trung thu nhân trộn vàng!
Từ cổ chí kim, cứ những gì dát vàng đều được người ta quý hết. Và đến bánh trung thu giờ người ta cũng đúc bằng vàng. Chắc chắn những chiếc bánh này không dành cho trẻ con ăn được rồi.

Viet Nam Moon Cake, Mid-autumn Festival

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Vị đậm đà của bánh Trung thu

Vị đậm đà của bánh Trung thu Ngày nay, cỗ trông trăng không còn được chuẩn bị cầu kỳ như xưa, chỉ có chiếc bánh nướng, bánh dẻo là vẫn hiện diện trong những đêm rằm tháng tám như là ước mong muôn đời của con người về sự hoàn mỹ, thuận hòa, bánh tròn và bánh vuông, trời và đất, ngày và đêm, âm và dương…
hương vi bánh trung thu


Thiết kế hộp bánh trung thu Long Đình với biểu tượng rồng vàng mang điều tốt lành, may mắn và thịnh vượng đến cho mọi người. Không rực rỡ sắc đỏ, màu nâu tím, ánh đồng được phối hợp tinh tế tạo cho hộp bánh này dáng vẻ sang trọng, lịch lãm. Với những doanh nhân và người làm công sở, bánh trung thu Long Đình là món quà làm đượm thêm mối quan hệ giao hảo đối tác, bạn bè ngày càng gắn bó, tốt đẹp.
VNE




Ấm áp mùa trung thu

Trung thu ấm áp -Mỗi mùa trung thu về với tôi vẫn là một ký ức. Ký ức về chiếc bánh trung thu và lồng đèn. Trẻ con nào mà không mê chiếc lồng đèn và cái bánh trung thu, kể cả bây giờ cuộc sống thành thị. Đặc biệt miền quê tôi, mùa trung thu còn có bánh “xà lam hấp”.

Mùa trung thu năm nay con gái tôi được một tuổi. Con sẽ đón trung thu đầu tiên trong tình yêu thương của vợ chồng tôi và gia đình. Nhưng trong lòng tôi vẫn không quên còn đó những đứa trẻ mồ côi bất hạnh hơn...
ấm áp mùa trung thu


Hồi đó, gia đình khó khăn lắm, mẹ chỉ mua được bánh xà lam cho chị em tôi. Còn bánh trung thu chỉ là bánh trung thu hấp của các bà bán gánh hàng rong. Loại bánh này được làm theo kiểu gia đình, không được đóng hộp và sạch sẽ như bây giờ. Người bán bỏ trong cái xề và đội rao bán khắp nơi, có hình các con thú như: heo, gà…. Nhiều lúc do bánh để lâu ngày hoặc đi ngoài nắng nên thường cứng và có mùi hôi của dầu. Màu bánh đen đen như bị nướng khét. Thế mà bọn trẻ con rất thích và thèm ăn vô cùng.

Khoảng đầu những năm 1990, chị cả tôi lấy chồng và sinh con đầu lòng. Vì tôi là con út trong gia đình nên chị rất thương. Mỗi mùa trung thu về, mặc dù không sống xa gia đình nhưng chị vẫn gửi tiền về cho tôi để mua lồng đèn và bánh trung thu. Mọi năm, chiếc lồng đèn của tôi thường có hình ngôi sao, dán bằng giấy kiếng đỏ. Nhiều năm chiếc lồng đèn bằng hộp thiếc, được cắt từ lon nước ngoài theo cạnh dọc song song, tạo thành quả cầu. Chiếc lồng đèn cuối cùng do chị tôi cho tiền và tôi tự đi mua là chiếc lồng đèn bằng gỗ tre, dán giấy kiếng, có hình con cá rất to. Tôi còn nhớ nó to hơn cả tôi vì lúc đó tôi rất ốm. Mấy đứa hàng xóm trầm trồ, ngưỡng mộ vì năm đó chiếc lồng đèn của tôi to nhất trong xóm.

Nhưng ông trời rất bất công, trung thu năm đó, đêm nào trời cũng mưa, nên tôi chỉ đốt đèn cầy ngồi trong nhà và nhìn mưa. Hết mùa trung thu, tôi đem cất giữ chiếc lồng đèn con cá vào nhà kho chờ năm sau. Lúc đó, tôi buồn lắm. Nhưng rồi sau đó, tôi cũng không còn thích chơi lồng đèn nữa. Mỗi mùa trung thu về, tôi hay thủ thỉ với mẹ: “Sau này, con đi làm có tiền, con mua thật nhiều bánh trung thu cho mẹ ăn”. Mẹ chỉ cười nhìn tôi mà rơm rớm nước mắt.

Suốt bao năm tháng đại học rồi đi làm kiếm sống tại thành phố, đối với tôi dường như trung thu không còn ý nghĩa. Mỗi khi trung thu về, tôi chỉ nhớ là phải mua bánh gửi về cho mẹ và hai chị. Mấy năm sau này, ít khi nào chị em tôi phải mua bánh vì trung thu nào cũng đầy ắp quà biếu mà mẹ bây giờ chỉ ngồi nhìn con cháu ăn mà vui chứ không dám ăn vì chứng bệnh tiểu đường. Còn mấy đứa cháu thì có đủ các loại lồng đèn màu sắc rực rỡ bằng điện tử có cả âm thanh, tiếng nhạc.

Mùa trung thu năm nay con gái tôi được một tuổi. Con sẽ đón trung thu đầu tiên trong tình yêu thương của vợ chồng tôi và gia đình. Nhưng trong lòng tôi vẫn không quên còn đó những đứa trẻ mồ côi bất hạnh hơn, chưa có được một đêm trung thu trọn vẹn. Tôi thầm cầu chúc cho các em sẽ có một đêm trung thu hồn nhiên, ấm áp từ những tấm lòng nhân ái. Cảm ơn tất cả những ai đã mang trung thu đến cho hàng triệu trẻ con kém may mắn trên quả đất này.

VNE Sang Ngô


Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Sugar Free Bánh Trung thu

 Sugar Free Bánh Trung thu - Nói tới bánh Trung thu, chị Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng năm nào chị cũng mua bánh nướng, bánh dẻo cho mọi người trong gia đình ăn, nhưng bản thân chị thì lại ít ăn. Từ nhỏ, chị đã không thích đồ ngọt. Vì vậy, nếu trên thị trường có loại bánh Trung thu ít ngọt thì chị sẽ có thể ăn cùng mọi người cho vui. Bởi theo chị, Trung thu mà không ăn bánh sẽ mất đi một phần ý nghĩa quan trọng.
Các hãng sản xuất bánh Trung thu ngày càng mang đến nhiều hơn những dòng sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về hương vị. Bánh Trung thu ít ngọt là một trong số đó.
Không chỉ chị Lan Anh, chị Thanh Nga (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng bày tỏ mong muốn được ăn bánh Trung thu vị ngọt dịu: "Bánh Trung thu rất thơm ngon, hơn nữa, các hãng sản xuất hiện thời sáng tạo thêm nhiều loại nhân mới ăn lạ miệng nên tôi rất thích. Tuy nhiên, giống như nhiều loại bánh kẹo khác, bánh Trung thu thường ngọt nên tôi không ăn được nhiều. Giá có loại bánh nào chỉ dành riêng cho người không thích ăn ngọt như tôi thì tốt quá", chị Vân Anh chia sẻ.

Bánh trung thu sugar Free


Ngoài việc không đáp ứng được sở thích ngọt nhẹ của một bộ phận khách hàng khó tính, bánh Trung thu còn khiến nhiều người có tuổi e ngại do hàm lượng đường cao, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe. "Tôi mua bánh Trung thu tặng bố mẹ chỉ để… tượng trưng thôi bởi các cụ có tuổi rồi, ăn đồ ngọt không tốt. Vợ tôi sợ bánh làm ảnh hưởng xấu tới bệnh mỡ máu nên cũng không ăn", anh Đức Nam (Hà Đông, Hà Nội) cho biết.

Không còn những thành phần nhiều đạm, nhiều đường trong nhân bánh, sản phẩm bánh Trung thu Sugar Free của Công ty Thực phẩm Hữu Nghị được đánh giá "Thân thiện với người dùng và môi trường" nhờ các nguyên liệu thực vật. Mỗi miếng bánh không chỉ mang vị ngọt dễ chịu, mà còn khiến người dùng an lòng bởi sức khỏe của mình luôn được đảm bảo.

Được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, có nguồn gốc tự nhiên và đường không năng lượng, dòng bánh Sugar Free của Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị được coi là bước đột phá mới trong thị trường bánh Trung thu năm nay. Với sản phẩm này, những khách hàng ưa thích vị ngọt dịu nhẹ sẽ không còn băn khoăn, ái ngại mỗi khi dịp Tết "phá cỗ, chơi trăng" tới.



Để giữ vững tiêu chí kinh doanh của mình, bánh Trung thu Hữu Nghị luôn đặt yếu tố truyền thống lên đầu, nhằm giúp khách hàng cảm nhận đầy đủ phong vị của ngày Tết cổ truyền. Với tinh chất hoa bưởi thơm dịu cùng bột gạo nếp cái hoa vàng, hạt sen Quảng Bá, quất Nghi Tàm… mỗi chiếc bánh Hữu Nghị thơm ngon, ngọt dịu được làm ra, chứa đựng cả sự tinh tế của người làm trong khâu lựa chọn nguyên liệu, đưa lên dây chuyền sản xuất hiện đại, bỏ các khâu thủ công nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giờ đây, những chiếc bánh Trung thu "sạch" mà vẫn đẹp mắt, giữ được nét truyền thống với vị ngọt thanh, dịu nhẹ… không còn là ước mơ xa vời đối với người sử dụng.

Chị Linh Nga (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Chắc chắn không chỉ mình mà nhiều người khác cũng sẽ chọn mua bánh Trung thu ít ngọt. Bánh đó không chỉ vừa miệng người ăn mà còn tốt cho sức khỏe. Mình nhất định sẽ mua biếu bố mẹ hai bên gia đình. Các cụ chắc chắn sẽ rất thích và rất bất ngờ vì chưa từng biết tới loại bánh Trung thu ít ngọt như vậy bao giờ".

Theo chị, các sản phẩm bánh Sugar Free này không chỉ thích hợp để ăn, mà còn là lựa chọn để biếu, tặng người thân và đồng nghiệp vào dịp Tết Trung thu. Bánh Trung thu chính là giải pháp tốt cho những đối tượng có nhiều nguy cơ với các bệnh liên quan đến đường.
Hiện nay, người dân cả ba miền có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm bánh Trung thu Hữu Nghị tại các cửa hàng, đại lý, siêu thị… trên cả nước.


VNE (Nguồn: Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị)

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Bánh Trung thu hương vị Hong Kong

Hộp bánh Trung thu Long Đình được thiết kế với biểu tượng rồng vàng mang điều tốt lành, may mắn và thịnh vượng đến cho mọi người. Bên ngoài hộp bánh không rực rỡ sắc đỏ, nhưng màu nâu tím, ánh đồng phối hợp tinh tế đã tạo cho hộp bánh dáng vẻ sang trọng, lịch lãm. Mỗi sản phẩm mang những tên gọi nhiều ý nghĩa, dành riêng cho từng nhu cầu khách hàng.
Mùa bánh Trung thu năm nay, nhà hàng Long Đình giới thiệu 6 sản phẩm bánh trung thu mang hương vị Hong Kong đã được yêu thích trên thị trường nhiều năm qua

Bạn có thể trao tặng cho các bậc cao niên trong gia đình hộp bánh Long Đình An Quý với chiếc bánh nhân sen trắng thanh tao, cùng với vị trà quý Quan Âm Vương.
Bánh trung thu






Long Đình An Quý.


Bên cạnh đó, hộp bánh Long Đình Nguyệt Quý mang đến cho gia đình bạn một đêm thưởng nguyệt ý nghĩa với đủ các hương vị của đất trời: trà xanh, khoai môn, đậu đỏ, đậu xanh tảo biển hay hạt dẻ... Hộp bánh này gồm 7 chiếc bánh nhỏ và một chiếc bánh lớn, được thiết kế riêng cho những gia đình sum họp.



Long Đình Nguyệt Quý.


Với những bậc sinh thành, hộp bánh Long Đình Gia Quý thay con cháu nói lời chúc bằng vị ngọt ngào vừa phải của hai chiếc bánh lớn nhân sen trắng trứng mặn và 4 chiếc bánh nhỏ nhân tự chọn. 6 chiếc bánh giống như hình tượng những người con quần tụ bên cha mẹ, gia tăng niềm vui của ngày Tết mùa thu.

Dành cho những người anh em thân thiết, hộp bánh Long Đình Phú Quý với 8 chiếc bánh nhỏ như lời chúc phát lộc, phát tài. Chiếc bánh nhỏ vừa đủ để mọi người cảm nhận sự ngọt ngào của hạnh phúc.

Long Đình Tứ Quý với 4 chiếc bánh vuông vắn gợi nhớ đến 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông... Tiết trời thay nhau biến chuyển như lẽ tất nhiên của luân hồi, nhưng tình cảm họ mạc gia quyến thân thuộc, gắn bó không đổi thay.
bánh trung thu
Long Đình Tứ Quý.
Cuối cùng, như để dành tặng riêng cho những đôi vợ chồng son trong mùa thu vàng lãng mạn, nhà hàng mang đến hộp bánh Long Đình Phúc Quý gồm hai chiếc bánh tròn trang nhã với hương vị thơm, đậm đà. Sự chuyển biến tinh tế từ vị ngọt của nhân sen trắng sang vị mặn của lòng đỏ trứng, lớp vỏ mỏng tang ấp ủ lời chúc vạn vật sinh sôi khi có đôi...

Bánh Trung thu Long Đình - Sản phẩm của nhà hàng Long Đình:

(Nguồn: Nhà hàng Long Đình)