Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013
Bánh trung thu cao cấp của Sofitel Plaza Hà Nội
6 hương vị bánh nướng được giới thiệu đến thực khách gồm trứng muối với nhân cốm thơm lựng, nhân sen tinh tế, dăm bông đặc trưng, khoai môn hay nhân đậu xanh thơm bùi và nhân dưa Mỹ thanh mát.
Hòa mình cùng lễ hội trung thu rộn ràng, khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội gửi đến thực khách bộ sưu tập bánh trung thu mới. Đây là thành phẩm từ sự tâm huyết và bàn tay khéo léo, tinh hoa của các nghệ nhân làm bánh. Các loại bánh có nguyên liệu tươi, không chất bảo quản và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Không chỉ độc đáo với những hương vị bánh tự nhiên đậm đà thuần việt, bánh Trung Thu Sofitel Plaza Hanoi còn được thể hiện ở sự sáng tạo và phá cách của thiết kế bao bì tông đỏ đen mạnh mẽ nhưng sang trọng đan xen với họa tiết mặt cắt công phu và tinh tế, bao hàm ý nghĩa của sự may mắn và thịnh vượng cho người được trao tặng.
Bên cạnh đó, khách sạn cũng giới thiệu tới 2 sản phẩm hộp bánh trung thu cao cấp mới gồm: hộp bánh quà tặng rồng phủ vàng 24k và hộp bánh quà tặng cá chép phủ vàng 24k.
Sang trọng đủ để bày tỏ lòng tri ân, phong phú đủ để làm hài lòng những ai ưa sự đa dạng, tinh tế đủ để thể hiện sự lựa chọn sâu sắc của người nghệ nhân làm bánh và đậm đà đủ để thỏa mãn những người sành ẩm thực.
Giá từ 680.000 đồng cho một hộp 4 bánh và 780.000 đồng cho một hộp 8 bánh. Hộp bánh Trung thu quà tặng rồng phủ vàng 24k với loại bánh tự chọn (4 hay 8 bánh) giá: 6,389 triệu đồng + một hộp. Hộp bánh Trung thu quà tặng cặp cá chép phủ vàng 24k với loại bánh tự chọn (4 hay 8 bánh) giá 3,468 triệu đồng + một hộp.
Riêng với hộp bánh quà tặng đặc biệt, bạn nên đặt trước 4 ngày làm việc. Khách sạn nhận giao bánh với số lượng từ 20 hộp trở lên trong phạm vi 5km tính từ khách sạn (với mỗi km thêm sẽ tính 45.000 đồng).
Ưu đãi đặc biệt: Mua 10 hộp trước ngày 31/8 và nhận ngay một hộp bánh miễn phí; giảm giá 5% khi đặt mua với số lượng từ 50 hộp trở lên; giảm giá 10% khi đặt mua với số lượng từ 100 hộp trở lên; giảm giá 15% khi đặt mua với số lượng từ 200 hộp trở lên.
Thông thêm tin chi tiết hoặc đặt bánh, liên hệ: Nhi 091 300 6618 hoặc Nghĩa 090 430 9578.
Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi: Số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3823 8888 số máy lẻ 5305 hoặc 8668
E-mail: H3553-FB11@sofitel.com.
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013
Bánh trung thu cao cấp Sofitel Plaza ở Hà Nội
Bánh trung thu cao cấp của Sofitel Plaza Hà Nội - 6 hương vị bánh nướng được giới thiệu đến thực khách gồm trứng muối với nhân cốm thơm lựng, nhân sen tinh tế, dăm bông đặc trưng, khoai môn hay nhân đậu xanh thơm bùi và nhân dưa Mỹ thanh mát.
Hòa mình cùng lễ hội trung thu rộn ràng, khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội gửi đến thực khách bộ sưu tập bánh trung thu mới. Đây là thành phẩm từ sự tâm huyết và bàn tay khéo léo, tinh hoa của các nghệ nhân làm bánh. Các loại bánh có nguyên liệu tươi, không chất bảo quản và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Không chỉ độc đáo với những hương vị bánh tự nhiên đậm đà thuần việt, bánh Trung Thu Sofitel Plaza Hanoi còn được thể hiện ở sự sáng tạo và phá cách của thiết kế bao bì tông đỏ đen mạnh mẽ nhưng sang trọng đan xen với họa tiết mặt cắt công phu và tinh tế, bao hàm ý nghĩa của sự may mắn và thịnh vượng cho người được trao tặng.
Bên cạnh đó, khách sạn cũng giới thiệu tới 2 sản phẩm hộp bánh trung thu cao cấp mới gồm: hộp bánh quà tặng rồng phủ vàng 24k và hộp bánh quà tặng cá chép phủ vàng 24k.
Sang trọng đủ để bày tỏ lòng tri ân, phong phú đủ để làm hài lòng những ai ưa sự đa dạng, tinh tế đủ để thể hiện sự lựa chọn sâu sắc của người nghệ nhân làm bánh và đậm đà đủ để thỏa mãn những người sành ẩm thực.
Giá từ 680.000 đồng cho một hộp 4 bánh và 780.000 đồng cho một hộp 8 bánh. Hộp bánh Trung thu quà tặng rồng phủ vàng 24k với loại bánh tự chọn (4 hay 8 bánh) giá: 6,389 triệu đồng + một hộp. Hộp bánh Trung thu quà tặng cặp cá chép phủ vàng 24k với loại bánh tự chọn (4 hay 8 bánh) giá 3,468 triệu đồng + một hộp.
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013
Rậm rịch thị trường bánh Trung thu 2013 - Hà Nội
Giá bánh tăng nhẹ so với năm ngoái
Chị Thanh Nga, nhân viên bán hàng tại một quầy bánh trung thu Kinh Đô trên phố Tôn Thất Tùng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Năm nay, người tiêu dùng bắt nhịp Tết Trung thu sớm hơn so với mọi năm”. Dựng quầy từ cuối tháng 6 âm lịch, gian hàng chị bán mỗi ngày cũng túc tắc vài chục đến vài trăm chiếc bánh.
Chị Nga cho biết, thời điểm hiện tại, mặt hàng bán chạy vẫn là bánh trung thu truyền thống, có mức giá trung bình từ 30.000 - 80.000 đồng/chiếc. Đa phần khách hàng mua về để thưởng thức. Mặt hàng cao cấp hơn, thường dùng để biếu, tặng hiện rất ít người mua, chủ yếu là khách đi xem.
Các hãng bánh trung thu dựng quầy hàng từ cuối tháng 6 Âm lịch |
Đại diện công ty Kinh Đô cho biết, năm nay, Kinh Đô sản xuất khoảng 2400 tấn bánh với hơn 100 loại bánh khác nhau, tăng 10% so với năm trước. Ở dòng bánh bình dân, năm nay Kinh Đô có thêm dòng bánh Trung thu Xanh với giá 50.000- 55.000 đồng/chiếc với những nguyên liệu tự nhiên như: trà xanh hạt hawai, đậu xanh hạnh nhân, mè đen hạt dưa…
Giá các loại bánh trung thu bình dân của các hãng khác như Hữu Nghị, Hải Hà, Bibica cũng dao động trong khoảng 35.000 - 90.000 đồng/chiếc. Các mặt hàng bánh bình dân có nhân chủ yếu vẫn là những nguyên liệu truyền thống như hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, trà xanh, trứng, lạp xưởng, các loại thịt…
Giá các loại bánh trung thu bình dân của các hãng khác như Hữu Nghị, Hải Hà, Bibica cũng dao động trong khoảng 35.000 - 90.000 đồng/chiếc. |
Đặt nhiều kỳ vọng tăng doanh thu và lợi nhuận trong mùa Trung thu, nên các doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt. Ngoài việc tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, mở rộng các địa điểm bán hàng, các công ty còn nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng như giao hàng tận nơi, giao hàng trên toàn quốc mang đến sự thuận tiện cho khách hàng.
Đang lựa chọn bánh Trung thu, chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, mặc dù chưa đến Trung thu, nhưng 2 cháu nhà chị đã đòi mua bánh về ăn trước. Chiều lòng 2 con, chị chọn mua bánh truyền thống có giá phải chăng: “Tôi thường chọn mua những loại bánh bình dân cho gia đình ăn trước. Thực ra chỉ cần bỏ ra 40.000 đến 80.000 đồng là đã có thể mua được bánh ngon. Còn để biếu, tặng thì tôi đang cân nhắc, vì bây giờ hơi sớm, còn tận hơn 1 tháng nữa mới đến Trung thu”.
Bánh Trung thu siêu sang có giá gần 12 triệu đồng
Trong khi những người mua về cho gia đình thường chọn loại bánh truyền thống, giá cả phải chăng thì nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua những hộp bánh cao cấp làm quà tặng. Đáp ứng nhu cầu biếu tặng của nhiều khách hàng, các hãng bánh Trung thu thường tung ra nhiều dòng bánh cao cấp với giá từ vài trăm đến cả chục triệu đồng.
Mùa Trung thu năm nay, khách sạn Hà Nội tung ra những sản phẩm siêu đắt như Vương Kim Tri Ngộ Ballantine’s 30 có giá niêm yết 11.998.000 đồng. Hộp bánh này bao gồm 4 bánh trứng nhân sen trắng, lòng đỏ trứng mặn và 1 chai rượu Ballantine’s Whisky 30 năm. Ngoài ra, các sản phẩm khác của khách sạn Hà Nội cũng có mức giá khá cao, dao động từ 450.000 đến 6.698.000 đồng/hộp. Đây hiện là sản phẩm bánh trung thu có mức giá đắt đỏ nhất trên thị trường.
Hộp bánh Trung thu có giá gần 12 triệu đồng của Khách sạn Hà Nội |
Cùng với 6 loại sản phẩm truyền thống, mùa Trung thu 2013, Nhà hàng Long Đình cho ra mắt bánh trung thu Long Đình An Quý. Hộp bánh đặc biệt được thiết kế trong hộp gỗ sang trọng, đậm nét Á Đông. Bên ngoài là bức tranh An Viên với chốt mạ vàng độc đáo. Hộp bánh An Quý đắt nhất với 8 chiếc bánh và rượu Balentine 17 có giá 4.288.000 đồng/hộp.
Thực tế cho thấy, bánh Trung thu trong những năm gần đây chủ yếu phục vụ cho nhu cầu làm quà biếu, nên nhiều hãng bánh luôn hướng đến hai yếu tố là “lạ” và “mới”, giá cả cũng theo đó mà tăng lên. Không chỉ khối các nhà hàng, khách sạn tung ra thị trường các loại bánh cao cấp, Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Hải Hà… cũng đưa ra một vài dòng sản phẩm có giá khá cao từ 800.000- 2.500.000 đồng/hộp.
Dòng bánh đắt nhất của Kinh Đô là dòng bánh Trăng Vàng, trong đó hộp bánh Trăng Vàng Kim Cương có giá lên tới 2,5 triệu đồng hay hộp Trăng Vàng Bạch Kim, giá 1,2 triệu đồng.
Giải thích về lý do “đắt đỏ” của những hộp bánh này, nhân viên công ty Kinh Đô cho biết: “Bánh cao cấp được làm từ các nguyên liệu thượng hạng như: Sò điệp Nhật, cua huỳnh đế, vi cá thượng hạng, gà quay tứ quý, đậu xanh hạnh nhân...”. Mỗi hộp bánh dòng Trăng Vàng còn thiết kế tấm thiệp đi kèm bên trong. Những hộp bánh này cũng có hình thức, mẫu mã khá bắt mắt, sang trọng.
Các hãng bánh khác cũng không quên đưa ra thị trường những hộp bánh đắt tiền. Dòng bánh Trung Thu Phúc Nguyệt cao cấp của Bibica dành cho nhu cầu biếu tặng có giá từ 450.000 đến 1.250.000 đồng/hộp. Dòng bánh cao cấp của Hữu Nghị như hộp bánh Nguyệt Vương tri ngộ có giá 2.680.000 đồng/hộp, hộp bánh Thăng Long đế nguyệt có giá 1 triệu đồng/hộp. “Điều mang lại hương bị đặc biệt cho dòng bánh này đó là việc sử dụng các nguyên liệu cao cấp như cua huỳnh đế, trứng cá hồi, yến sào, vi cá, hải sâm…”, chị Hà, nhân viên gian hàng bánh trung thu Hữu Nghị trên phố Kim Mã cho biết.
Theo chị Hà, Trung Thu là một trong những dịp lễ truyền thống lớn của năm, người Việt chuộng lễ nghĩa nên không ngại bỏ tiền triệu mua những hộp bánh đắt tiền làm quà tặng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, người mua, người xem những sản phẩm thuộc dòng bánh cao cấp chưa nhiều. Dự đoán, qua rằm tháng 7, thị trường bánh cao cấp sẽ sôi động hơn./.
Theo VOV
Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013
Các loại bánh trung thu lạ mắt năm 2013
Bánh trung thu - Các loại bánh trung thu lạ, độc nhất năm nay- Ngoài hương vị và kiểu cách truyền thống, năm nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất đã “lên đời” chiếc bánh trung thu để lấy lòng khách hàng. Chúng có vị lạ như nhân hoa quả, sô cô la, hải sản... và hình thù ngộ nghĩnh.
Nguyễn Ngọc Anh (sinh viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội) vừa hí hửng khoe vừa đặt được một cặp bánh hương vị sô cô la tại cơ sở sản xuất bánh trung thu gia truyền trên phố Thụy Khuê, Ba Đình. Ngọc Anh chia sẻ: “Mình không thích ăn bánh nướng, bánh dẻo nhưng lại rất nghiền cafe và sô cô la, thế nên đã mò lên đây đặt. Bánh có vỏ mỏng, giòn, thơm và mùi vị sô cô la rất đặc biệt”. .
Bên cạnh bánh nhân đậu xanh, hạt sen, lạp sườn, trứng muối truyền thống, năm nay, nhiều hãng bánh tung ra các loại bánh dẻo, bánh nướng nhân trà xanh, đậu đỏ, khoai môn, vừng đen, sô cô la... Mới lạ hơn, bánh trung thu năm nay có sự góp mặt của dòng bánh Mochi nhân mứt hoa quả: dứa tươi, dâu tây, chanh mật ong, cam, kiwi... Bánh trung thu không còn chỉ "bó hẹp" trong cảm giác ngọt khé cổ, nhân lổn nhổn thịt mỡ... mà dần được đa dạng hóa, đáp ứng khẩu vị của mọi khách hàng.
Bánh trung thu nhân thạch rau câu |
Ông Nguyễn Võ Hưng, nhân viên cơ sở bánh Ninh Hương (22 Hàng Điếu, Hoàn Kiếm), tiết lộ, bên cạnh các vị truyền thống, bánh trung thu ở đây sẽ có thêm hương vị hoa quả, như sen Quảng Bá, quất Nghi Tàm, hoa bưởi Diễn. Dù không sản xuất "đại trà" bánh trung thu vị lạ như khoai môn, sô cô la... nhưng nếu khách có nhu cầu, một số cơ sở gia truyền sẵn sàng phục vụ. Theo ông Hưng, chỉ cần liên hệ đặt trước với cơ sở sản xuất, khách hàng sẽ được sở hữu những chiếc bánh đúng khẩu vị, sở thích
Bánh trung thu sô cô la |
Một điều đặc biệt nữa là năm nay, các cơ sở sản xuất bánh rất chiều khách hàng. Chị Nguyễn Thanh, chủ cửa hàng bánh trung thu handmade Chi Ngân - địa chỉ bánh quen thuộc của người dân cư khu Trung Tự - Đống Đa, tâm sự: "Tuy mỗi cơ sở sản xuất bánh truyền thống có công thức riêng biệt, nhưng nếu khách hàng muốn chỉnh sửa thành phần nhân để phù hợp với khẩu vị, chẳng hạn như bớt mỡ phần, tăng hạt dưa, hạt vừng... cơ sở sẵn sàng đáp ứng". Sự ưu ái này giúp những khách hàng ăn chay hay mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, bệnh tim mạch... có thể an tâm thưởng thức bánh.
Bánh trung thu nhân hoa quả |
Ngoài việc mới lạ trong hương vị, bánh trung thu năm nay còn được “thay áo” mới đẹp hơn, bắt mắt hơn.
Hiện trên thị trường đang xuất hiện dòng bánh trung thu rau câu khá lạ mắt. Vẫn trên nền chiếc bánh trung thu truyền thống, bánh trung thu rau câu được biến tấu về màu sắc. Vỏ bánh được làm từ loại thạch rau câu mềm, mát lạnh, vốn được nhiều người ưa thích, có sắc màu nổi bật và những tạo hình khá bắt mắt. Lớp nhân bên trong vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng, tuy nhiên có chế biến nhạt hơn một chút để thực khách bớt "ngán" và hợp khẩu vị với nhiều người hơn. Ngoài ra, phần trang trí bên ngoài bánh cũng có những cải tiến, phía trên mặt bánh được tạo hình bằng màu sắc hấp dẫn và hình thù lạ như màu đỏ, hoa vàng năm cánh, các loại quả...
Các loại bánh trung thu lạ mắt năm 2013 |
Bánh trung thu hình thù ngộ nghĩnh với các nhân vật truyện tranh hay phim hoạt hình được trẻ em yêu thích.
Hộp bánh trung thu truyền thống cũng được thay bằng hộp bánh hình ngôi nhà và những chiếc bánh hình nhân vật hoạt hình như gấu Pooh, mèo Kitty; hộp bánh bằng gỗ kiểu như hộp cơm, bên trong có bát đựng riêng từng chiếc bánh; hộp bánh là chiếc đàn piano trắng, nắp đàn in hình mèo kitty xinh xắn; hộp bánh là hình chiếc ô tô, những chiếc bánh nướng xinh xinh bên trong cũng hình chuột Mickey...
Vietnamnet
Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013
Mùa bánh Trung thu 2013
Đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, mùa Trung thu 2013 Bibica mang đến những nét mới từ sản phẩm, bao bì và cả hình thức trưng bày.
Bibica tung sản phẩm mới
Bánh nướng ngọt hai nhân, sản phẩm mới của Bibica vừa chào sân thị trường bao gồm nhân đậu xanh - dâu, hạt sen - mè đen, đậu xanh - gấc, đậu đỏ - mè đen, đậu đỏ - khoai môn, sữa - dừa…. Bánh có vỏ mềm, dẻo với hai hương vị khác biệt trong cùng một chiếc bánh, tạo nên trải nghiệm khá thú vị cho người thưởng thức. Loại bánh mới này xuất hiện trong bộ sản phẩm cao cấp Phúc Nguyệt.
Mùa bánh Trung thu 2013 |
Được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu biếu tặng của doanh nghiệp, Phúc Nguyệt thể hiện rõ đẳng cấp của dòng bánh này: sự tinh tế đến từng chi tiết trong hộp bánh. Bao gồm các hộp bánh Đế Nguyệt, Thưởng Nguyệt, Minh Nguyệt, Phúc Nguyệt và Thu Nguyệt, việc sử dụng các nguyên liệu cao cấp như trứng cá hồi, yến sào, vi cá, hải sâm mang lại hương vị đặc biệt. Bên cạnh đó, từng chiếc bánh được trình bày riêng trong bao bì trang trọng.
Điểm nhấn cho dòng bánh này là hai bộ hộp Phúc Nguyệt và Thu Nguyệt. Nếu Phúc Nguyệt ứng dụng công nghệ phủ san hô và tạo ánh kim, thì Thu Nguyệt lại đơn giản nhưng lịch lãm với điểm nhấn cửa sổ ngay chính diện được khắc lazer, phủ chữ nhũ vàng và họa tiết hoa văn nổi xung quanh.
Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, trưởng đại diện của một công ty xuất nhập khẩu nước ngoài tại Hà Nội cho biết: “Tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi bánh nướng hai nhân trong hộp Phúc Nguyệt, hương vị lạ và có độ ngọt dịu, thơm vừa phải. Bánh thập cẩm mặn rất ngon. Bao bì của Phúc Nguyệt rất ấn tượng, xứng đáng để mua làm quà biếu cho khách hàng năm nay”.
Xu hướng bánh trung thu dinh dưỡng
Chị Trần Nguyệt Anh, khách hàng mua lẻ tại cửa hàng Bibica cho biết: “Tôi chọn mua vài hộp Kim Nguyệt, Dạ Nguyệt là bánh dành cho người ăn kiêng và đái tháo đường, vì duy nhất trên thị trường có loại này được Viện Dinh Dưỡng Việt Nam chứng nhận. Nhiều người thân của tôi muốn dùng bánh có chỉ số đường huyết thấp, vừa đảm bảo không tăng cân, vừa an toàn cho người cao tuổi, đặc biệt là người bị đái tháo đường. Bao bì của hộp cao cấp Kim Nguyệt và Dạ Nguyệt sắc sảo sang trọng, là món quà tinh tế thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe từng thành viên trong gia đình”.
Ngoài ra, xu hướng chọn mua bánh trung thu giảm ngọt giảm béo cũng tăng nhanh trong năm nay. Cùng với việc giảm thành công 20- 30% độ ngọt của bánh so với các loại bánh trung thu thông thường khác thông qua việc sử dụng các loại hạt tự nhiên như hạnh nhân, hạt dưa, hạt bí, hạt mè…. thay thế các loại mứt có hàm lượng đường cao, đồng thời thay thế một phần đường sacarô bằng các loại đường tự nhiên có độ ngọt dịu vừa giúp khắc phục nhược điểm ngọt gắt vừa làm vị bánh đậm đà hơn, để giảm độ béo ngấy bánh trung thu, Bibica sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ heo, dầu thực vật có hàm lượng cholesteron thấp tốt cho tim mạch.
Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bibica cho biết: “Mùa Trung thu năm nay, Bibica quyết tâm tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có sự đột phá về hương vị và chất liệu, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm với tiêu chí 3 sạch: Sạch từ khâu chọn nguyên liệu làm bánh, sạch trong khâu chế biến, nhà xưởng thiết bị và quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, sạch trong khâu bảo quản: sử dụng bao bì đặc biệt KOP và gói hấp thụ oxy, ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và oxy hóa chất béo, giúp giữ cho sản phẩm luôn có chất lượng tốt nhất trong suốt hạn sử dụng.
Với thông điệp “Trăng sáng - Tâm trong - Thành tri kỷ”- Bibica gửi gắm cho người tiêu dùng về những mối thâm giao, các mối quan hệ thân tình bền vững luôn bắt đầu từ những tâm niệm trong sáng, mang đến một “Mùa Trăng Hạnh Phúc” cho người Việt.”
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013
Bảng Giá Bánh Trung Thu 2013
Bảng Giá Bánh Trung Thu
Mã | Tên Hàng | Quy Cách | Đơn giá(có VAT) |
KC | Trăng Vàng Kim Cương (12 bánh)(2 hộp/thùng) | Hộp | 2,500,000 |
BK | Trăng Vàng Bạch Kim (6 bánh)-Gold+đỏ (5 hộp/thùng) | Hộp | 1,200,000 |
HKD | Trăng vàng Hoàng Kim Đỏ (4 bánh +trà)(5 hộp/thùng) | Hộp | 880,000 |
HKDV | Trăng vàng Hoàng Kim Đỏ Vàng(4 bánh +trà)(5 hộp/thùng) | Hộp | 880,000 |
HNT | Trăng Vàng Hồng Ngọc Tím Bạc(6 bánh hiện đại)(5 hộp/ thùng) | Hộp | 720,000 |
HND | Trăng Vàng Hồng Ngọc Đỏ (4 bánh)(8 hộp/thùng) | Hộp | 550,000 |
HNX | Trăng Vàng Hồng Ngọc Xanh Bạc (4 bánh)(8 hộp/thùng) | Hộp | 590,000 |
HNDB | Trăng Vàng Hồng Ngọc Đỏ Bạc (4 bánh)(8 hộp/thùng) | Hộp | 550,000 |
14 | Vi Cá Jambon 4 Trứng (800gr) (6 bánh / thùng) | Cái | 390,000 |
24 | Gà Quay Jambon 4 Trứng (800gr)(6 bánh/ thùng) | Cái | 310,000 |
34 | Jambon Bát Bửu 4 Trứng (800gr)(6 bánh/ thùng) | Cái | 300,000 |
44 | Thập Cẩm Lạp Xưởng 4 Trứng (800gr) (6 bánh/ thùng) | Cái | 260,000 |
64 | Đậu Xanh 4 Trứng (800gr) (6 bánh/thùng) | Cái | 240,000 |
1 | Vi Cá jambon 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 130,000 |
2 | Gà Quay jambon 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 100,000 |
3 | Jambon Bát Bửu 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 96,000 |
4 | Thập Cẩm Lạp Xưởng 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 90,000 |
5 | Hạt Sen 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 76,000 |
6 | Đậu Xanh 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 74,000 |
7 | Sữa Dừa 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 74,000 |
M | Khoai Môn 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 75,000 |
L | Đậu Xanh Lá Dứa 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 75,000 |
T | Hạt Sen Trà Xanh 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 78,000 |
R | Đâu Đỏ 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 74,000 |
A | Nấm Đông Cô Xốt Rượu Rhum 2 Trứng-ĐB (250gr) | Cái | 98,000 |
12 | Vi Cá Jambon 2 Trứng (210gr) | Cái | 110,000 |
22 | Gà Quay Jambon 2 Trứng (210gr) | Cái | 92,000 |
32 | Jambon Bát Bửu 2 Trứng (210gr) | Cái | 84,000 |
42 | Thập Cẩm Lạp Xưởng 2 Trứng (210gr) | Cái | 80,000 |
52 | Hạt Sen 2 Trứng (210gr) | Cái | 68,000 |
62 | Đậu Xanh 2 Trứng (210gr) | Cái | 65,000 |
72 | Sữa Dừa 2 Trứng (210gr) | Cái | 65,000 |
M2 | Khoai Môn 2 Trứng (210gr) | Cái | 67,000 |
L2 | Đậu Xanh Lá Dứa 2 Trứng (210gr) | Cái | 67,000 |
T2 | Hạt Sen Trà Xanh 2 Trứng (210gr) | Cái | 70,000 |
R2 | Đâu Đỏ 2 Trứng (210gr) | Cái | 65,000 |
A2 | Nấm Đông Cô Xốt Rượu Rhum 2 Trứng (210gr) | Cái | 90,000 |
21 | Gà Quay Jambon 1 Trứng (150gr) | Cái | 57,000 |
31 | Jambon Bát Bửu 1 Trứng (150gr) | Cái | 55,000 |
41 | Thập Cẩm Lạp Xưởng 1 Trứng (150gr) | Cái | 51,000 |
51 | Hạt Sen 1 Trứng (150gr) | Cái | 44,000 |
61 | Đậu Xanh 1 Trứng (150gr) | Cái | 42,000 |
71 | Sữa Dừa 1 Trứng (150gr) | Cái | 42,000 |
M1 | Khoai Môn 1 Trứng (150gr) | Cái | 43,000 |
L1 | Đậu Xanh Lá Dứa 1 Trứng (150gr) | Cái | 43,000 |
T1 | Hạt Sen Trà Xanh 1 Trứng (150gr) | Cái | 46,000 |
R1 | Đâu Đỏ 1 Trứng (150gr) | Cái | 42,000 |
A1 | Nấm Đông Cô Xốt Rượu Rhum 1 Trứng (150gr) | Cái | 55,000 |
40 | Thập Cẩm Lạp Xưởng (150gr) | Cái | 46,000 |
60 | Đậu Xanh (150gr) | Cái | 38,000 |
XTC | Thập Cẩm (150gr) (Chay) | Cái | 55,000 |
XTX | Trà Xanh Hạt Hawai (150gr) | Cái | 52,000 |
XDX | Đậu Xanh Hạnh Nhân (150gr) | Cái | 50,000 |
XMD | Mè Đen Hạt Dưa (150gr) | Cái | 50,000 |
81 | Bánh Dẻo Thập Cẩm Jambon 1 Trứng (250gr) | Cái | 60,000 |
82 | Bánh Dẻo Hạt Sen 1 Trứng (250gr) | Cái | 56,000 |
83 | Bánh Dẻo Đậu Xanh 1 Trứng (250gr) | Cái | 54,000 |
84 | Bánh Dẻo Sữa Dừa 1 Trứng (250gr) | Cái | 54,000 |
85 | Bánh Dẻo Hạt Sen (250gr) | Cái | 48,000 |
86 | Bánh Dẻo Đậu Xanh (250gr) | Cái | 45,000 |
91 | Bánh Dẻo Thập Cẩm 1 Trứng (180gr) | Cái | 45,000 |
92 | Bánh Dẻo Hạt Sen 1 Trứng (180gr) | Cái | 42,000 |
93 | Bánh Dẻo Đậu Xanh 1 Trứng (180gr) | Cái | 40,000 |
95 | Bánh Dẻo Hạt Sen (180gr) | Cái | 36,000 |
96 | Bánh Dẻo Đậu Xanh (180gr) | Cái | 35,000 Nguồn : http://banhtrungthukinhdo.co/bang-gia-banh-trung-thu |
Khi mua bánh trung thu Trung Quốc phải cảnh giác
Bánh trung thu - Thông tin trên không phải không có căn cứ khi ngay từ cuối tháng 7.2013, tòa án Thượng Hải đã xét xử vụ Công ty TNHH thực phẩm Phán Phán Thượng Hải “gia công nguyên liệu” vào bánh trung thu cũ từ năm 2010 để “tái sử dụng”, tung ra bán lại vào thị trường. Cho tới khi được phát hiện (8.2012), lượng bánh tái chế này đã được tiêu thụ rộng rãi tại các vùng nông thôn, với tổng trị giá gần 100.000 tệ (360 triệu đồng). Năm lãnh đạo của công ty này đã bị bắt giam và đang bị xử theo tội danh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm độc hại.
Tin tức về việc bánh trung thu Trung Quốc tồn từ năm 2010 hiện đang được tuồn bán vào thị trường Việt Nam khiến nhiều người lo lắng.
Khi mua bánh trung thu Trung Quốc phải cảnh giác |
Theo khai nhận của giám đốc họ Trương của Công ty Phán Phán, do nhận thấy lợi nhuận khủng từ việc tiêu thụ bánh trung thu, từ cuối tháng 6.2012, công ty này đã chủ động đi lùng thu mua lại các bánh trung thu sản xuất từ 2 năm về trước, mang về xưởng “tái chế, gia công”, đặc biệt sử dụng chất liệu gia công nhằm át mùi thiu thối, kỳ ảo biến bánh cũ thành bánh mới và tung ra bán.
Ngày 29.4.2012, một lò sản xuất chuyên tái chế bánh trung thu hỏng tại huyện Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng bị phát hiện và tiêu hủy. Theo điều tra, lò sản xuất này chuyên thu gom bánh trung thu ế, được sản xuất từ hơn 1 năm trước, về “mông má” lại như mới. Khi đội điều tra tới bắt quả tang tại lò, ai nấy đều phát buồn nôn vì mùi bánh thối nồng nặc, chưa kể nhân bánh đã lên men mốc, sinh giòi bọ, vứt lung tung trên sàn nhà bẩn thỉu. Trong những thùng dầu và hóa chất tái chế bên cạnh còn nổi lềnh bềnh cả chuột chết, dán chết. Số bánh tái chế bị tịch thu mang đi tiêu hủy ở riêng lò này chứa đầy 4 xe tải lớn.
Theo số liệu mới công bố tại hội nghị xu hướng hàng tiêu dùng bánh trung thu Trung Quốc 2013 vào cuối tháng 6.2013, bánh trung thu Trung Quốc tiêu thụ tốt với mức tăng trưởng trung bình 10%/năm suốt 8 năm qua và loại bánh bình dân được tiêu thụ mạnh nhất. 30 chất phụ gia đã được sử dụng cho bánh trung thu tại Trung Quốc để nhằm nâng cấp mẫu mã, thu hút người mua, hiện cũng bị chính người dân nước này lo sợ gây tổn hại tới sức khỏe. Tuy nhiên cũng chính vì hám lợi nhuận ngày càng tăng này, báo chí Trung Quốc hằng năm cũng bận rộn phát giác vô số vụ làm bánh trung thu từ bánh phế phẩm.
Theo nguồn tin của một số du học sinh Việt Nam và người Việt sinh sống tại Trung Quốc, rất nhiều người lo ngại số bánh trung thu “tái chế” trên đã bị tuồn vào Việt Nam tiêu thụ vì thương gia hám lời.
Nhiều nước cấm nhập khẩu Trên nhiều diễn đàn Trung Quốc cho biết, tính tới năm 2011, đã có 34 quốc gia nghiêm cấm nhập khẩu bánh trung thu đại lục vì lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm, bao gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Đức, Thụy Điển, Mỹ, Canada, Colombia, Úc, Nigeria, Chad, Cameroon, Burundi, Gabon, Ethiopia, Sudan, Libya và Myanmar, Indonesia… Đối với khách du lịch mang bánh trung thu, nhiều nước cũng có những quy định khác nhau. Úc cấm khách du lịch mang bánh trung thu có nhân thịt hoặc nhân trứng gà nhập cảnh, nếu phát hiện sẽ bị phạt hơn 60.000 đô la Úc, thậm chí bị 10 năm tù giam. Nhật Bản quy định phải trình giấy chứng nhận xuất xứ kiểm dịch và giấy chứng nhận cơ sở sản xuất bánh nếu nhập cảnh có từ 5 kg bánh trung thu trở lên. Hàn Quốc chỉ cho phép nhập cảnh với khách mang từ 5 kg bánh trung thu trở xuống và trị giá không quá 100 USD…
Theo thanhnien
Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
Bánh trung thu đồng khánh 2013
Hằng năm, vào mỗi mùa trung thu, Bánh Trung Thu Đồng Khánh lại cho ra mắt những dòng sản phẩm bánh trung thu sang trọng và đầy ý nghĩa để gởi tặng người thân. Và chúng tôi cũng rất hân hạnh được phục vụ trực tiếp Quý khách hàng trên toàn quốc.
Với sự tận tâm phục vụ khách hàng, Quý khách hàng, Quý doanh nghiệp sẽ thật sự thoải mái khi đến với chúng tôi:
Bánh trung thu đồng khánh 2013 |
Đặt hàng 24/7 – chúng tôi hiểu thời gian của Quý khách hàng là vô cùng quý giá
Chiết khấu cao cho khách hàng mua với số lượng lớn.
Giao hàng nhanh chóng theo địa bàn quý khách yêu cầu,
Hóa đơn để khách hàng hoạch toán chứng từ.
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013
Đại lý phân phối bánh trung thu 2013 Thành phố Hồ Chí Minh
Quý khách có thể thảm khảo tại website: http://banhtrungthukinhdo.co để được giá tốt
Chúng tôi chuyên phân phối bánh trung thu số lượng lớn. Không những là một Đại lý của một hãng bánh trung thu thông thường. Chúng tôi còn là Đại lý phân phối bánh trung thu Kinh Đô, Đồng Khánh, Bibica và một số loại khác.
Đại lý phân phối bánh trung thu 2013 |
Quý khách hàng đang có nhu cầu Mua bánh trung thu số lượng lớn? Và câu hỏi đặt ra là "chiết khấu có cao không?? sản phẩm có chất lượng, mẫu mã có nhiều không??"
Để đồng hành cùng với mọi gia đình trong dịp tết trung thu công ty chúng tôi đã mang đến những bộ sản phẩm Bánh trung thu hảo hạng cao cấp phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi, sở thích, với mức giá cả phù hợp phải chăng tốt nhất thị trường sẽ mang đến cho bạn một bầu không khí và một ý nghĩa nhân văn sâu sắc của dịp lễ trung thu. Bánh trung thu còn là món quà tặng thật đặc biệt và ý nghĩa để gửi tặng đến những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp như thay lời cảm ơn sâu sắc chân thành đến họ.
Để đồng hành cùng với mọi gia đình trong dịp tết trung thu công ty chúng tôi đã mang đến những bộ sản phẩm Bánh trung thu hảo hạng cao cấp phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi, sở thích, với mức giá cả phù hợp phải chăng tốt nhất thị trường sẽ mang đến cho bạn một bầu không khí và một ý nghĩa nhân văn sâu sắc của dịp lễ trung thu. Bánh trung thu còn là món quà tặng thật đặc biệt và ý nghĩa để gửi tặng đến những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp như thay lời cảm ơn sâu sắc chân thành đến họ.
Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013
Bánh trung thu bibica 2013 có gì Lạ?
Bánh trung thu bibica 2013 có gì Lạ?
Bánh trung thu bibica |
Do đó, Bánh Trung Thu dinh dưỡng Bibica không chỉ giữ hương vị truyền thống mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Bánh Trung Thu
Đặc biệt, năm nay ngoài các sản phẩm đặc biệt như bánh nướng bibica, bánh dẻo bibica ngày càng nhiều loại phù hợp với nhiều độ tuổi thì Bánh Trung Thu Chay Bibica cũng ngày càng phổ biến và nhiều sắc thái khác nhau. Vì vậy, đừng bỏ quên Banh Trung Thu Bibica trong mùa trung thu năm nay.
Đặc biệt, năm nay ngoài các sản phẩm đặc biệt như bánh nướng bibica, bánh dẻo bibica ngày càng nhiều loại phù hợp với nhiều độ tuổi thì Bánh Trung Thu Chay Bibica cũng ngày càng phổ biến và nhiều sắc thái khác nhau. Vì vậy, đừng bỏ quên Banh Trung Thu Bibica trong mùa trung thu năm nay.
Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013
Cách làm bánh trung thu đơn giản
Cách làm bánh trung thu đơn giản tặng bé ngày Tết Trung thu
Tết Trung Thu đã đến gần. Năm nay bạn có dự định gì đặc biệt giành tặng cho người thân của mình, đặc biệt là lũ trẻ nhân ngày Tết của Tình thân này chưa?
Bánh trung thu là biểu tượng của Tết Trung Thu. Còn gì đặc biệt và hạnh phúc hơn khi tự tay làm ra những chiếc bánh trung thu thơm ngon giành tặng thiên thần nhỏ của mình nhỉ? Bọn trẻ sẽ thích lắm đó! Bạn hãy thử với cách làm bánh trung thu đơn giản này xem sao nhé!
Cách làm bánh trung thu từ khoai lang tím!
1. Nguyên liệu làm bánh trung thu khoai lang
- Khuôn bánh trung thu
- 3 củ khoai lang
- Mật ong hoặc sữa đặc
- Lạc rang
- Hạt điều
2. Cách làm bánh trung thu khoai lang
- Khoai lang tím rửa sạch rồi hấp chín. Bóc vỏ, thái hạt lựu.
- Cho khoai lang vào rây, dùng thìa đánh nhẹ để có khoai lang thật mịn
Làm nhuyễn khoai lang tím đã luộc
- Lạc rang, hạt điều cho vào máy xay sinh tố xay nát.
- Cho ½ phần lạc rang + hạt điều trộn vào cùng khoai lang.
- Tiếp tục cho sữa đặc hoặc mật ong vào khoai lang, trộn đều đến khi có thể nặn thành khối mịn, nhuyễn.
Trộn sữa vào bột khoai lang cho tới khi có thể nặn thành khuôn
- Ép khoai vào từng khuôn bánh, tạo hình (bạn có thể mua nhiều khuôn để có nhiều mẫu hoa văn). Nhớ thoa một ít bơ lạc lên khuôn để bánh dễ róc ra.
Ép hỗn hợp khoai lang vào khuôn bánh
Thế là xong món bánh trung thu đơn giản từ khoai lang. Khi ăn hay bày ra đĩa, rắc thêm ½ lạc + hạt điều còn lại lên trên. Chắc chắn không chỉ lũ trẻ mà người lớn cũng sẽ rất bất ngờ với tác phẩm này của bạn. Chúc các bạn thành công. Chúc gia đình bạn có một ngày đoàn viên ấm áp!
Tết Trung Thu đã đến gần. Năm nay bạn có dự định gì đặc biệt giành tặng cho người thân của mình, đặc biệt là lũ trẻ nhân ngày Tết của Tình thân này chưa?
Bánh trung thu là biểu tượng của Tết Trung Thu. Còn gì đặc biệt và hạnh phúc hơn khi tự tay làm ra những chiếc bánh trung thu thơm ngon giành tặng thiên thần nhỏ của mình nhỉ? Bọn trẻ sẽ thích lắm đó! Bạn hãy thử với cách làm bánh trung thu đơn giản này xem sao nhé!
Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013
Bánh Trung Thu Kinh Đô 2013
Bánh Trung Thu Kinh Đô 2013 - Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Bánh Trung Thu Kinh Đô 2013 - Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát và phá cỗ. Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Trung Quốc.
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Bánh Trung Thu Kinh Đô 2013
Ý Nghĩa Tết Trung Thu
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”
Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
Bánh Trung Thu Kinh Đô 2013 http://banhtrungthukinhdo.co/
Bánh Trung Thu Kinh Đô 2013 http://banhtrungthukinhdo.co/
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013
Mùa thu trong văn hóa truyền thống
Mùa thu trong văn hóa truyền thống -Sự gắn liền của mùa thu với giai đoạn chuyển tiếp từ thời tiết nóng ấm sang thời tiết lạnh ở Bắc bán cầu và trạng thái liên quan của nó như là mùa của thu hoạch chủ yếu, đã ngự trị trong các chủ đề liên quan và các hình ảnh thông dụng của nó. Nhân cách hóa mùa thu (In thạch bản của Currier & Ives, 1871) Trong văn hóa phương Tây, người ta nhân cách hóa mùa thu như là một người đàn bà đẹp, khỏe mạnh được trang điểm bằng các loại quả, rau quả và ngũ cốc đã chín vào thời gian này. Phần lớn các nền văn minh cổ đại đều đề cao các lễ hội thu hoạch trong mùa thu, thông thường là quan trọng nhất trong các loại lịch của họ. Vẫn còn tiếng vang trong số các lễ hội này là: Lễ tạ ơn (Thanksgiving) vào cuối mùa thu ở Hoa Kỳ và Canada, lễ hội Sukkot của người Do Thái với nguồn gốc của nó như là lễ hội trăng tròn mùa thu hoạch của "hòm thánh" (trong các túp lều ở đó các sản phẩm đã thu hoạch được chế biến và sau đó có được tầm quan trọng mang tính tôn giáo), nhiều lễ hội của thổ dân Bắc Mỹ gắn liền với các thức ăn từ các loại cây quả đã chín thu hoạch được từ tự nhiên hay Tết Trung thu của người Trung Quốc, Việt Nam v.v và nhiều lễ hội khác. Tâm trạng chủ yếu trong các lễ hội mùa thu này là niềm vui sướng vì một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến. Tưởng nhớ tới tổ tiên cũng là một chủ đề phổ biến của các lễ hội này. Bức tranh nổi tiếng "Mùa thu vàng" của Levitan Tại Hoa Kỳ ngày nay, bên cạnh sự khởi đầu của một năm học mới thì mùa thu còn gắn liền với ngành công nghiệp điện ảnh như là sự khởi đầu cho các bộ phim thông thường là ít vốn đầu tư nhưng lại có giá trị về mặt nghệ thuật mang tính kinh điển cho các giải thưởng như giải Oscars hay của BAFTA (các lễ trao giải thường được tổ chức vào cuối tháng Hai năm sau). Những bộ phim như thế được coi là không quá sôi nổi, nhưng sâu sắc hơn về nội dung và nghiêm túc hơn so với những bộ phim nhiều vốn đầu tư, chứa đầy các kỹ xảo điện ảnh trong mùa hè.
Mùa thu, được bắt đầu vào ngày nghỉ cuối tuần sau ngày lễ Lao động (ngày 1 tháng 9 tại Bắc Mỹ) và kết thúc -- trong các năm nhuận -- vào ngày nghỉ cuối tuần trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, là mùa ngắn nhất và ít lợi nhuận nhất của các loại phim. Mùa thu còn gắn liền với lễ Halloween, và cùng với nó là chiến dịch tiếp thị rộng rãi để cổ động cho nó. Ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc sử dụng thời gian này của năm để cổ động cho các phim và đĩa hát gắn liền với lễ hội này, chúng được phát hành từ đầu tháng Chín nhưng không muộn hơn ngày 28 tháng 10, do đề tài của chúng nhanh chóng mất đi sức mạnh khi lễ hội qua đi. Mùa thu, giống như mùa xuân, là rất khó dự đoán và, trong nhiều khu vực, nó rất ngắn ngủi. Nhiệt độ trong tháng Chín có thể cao trên 86 °F (30 °C) và với chỉ số nhiệt thì nó có thể tạo ra nhiều điều kiện nguy hiểm liên quan tới sự cẩu thả của con người trong tương quan với các rủi ro của chứng đột quỵ do nhiệt (cao thân nhiệt). Trong tháng Mười, đặc biệt là ở các vĩ độ cao, có thể có các đợt lạnh bất thần cũng như hỗn hợp của mưa và tuyết rơi, mặc dù tuyết ổn định chỉ che phủ ổn định hơn kể từ giữa tháng Mười Một.
Theo WKP vn
Mùa thu, được bắt đầu vào ngày nghỉ cuối tuần sau ngày lễ Lao động (ngày 1 tháng 9 tại Bắc Mỹ) và kết thúc -- trong các năm nhuận -- vào ngày nghỉ cuối tuần trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, là mùa ngắn nhất và ít lợi nhuận nhất của các loại phim. Mùa thu còn gắn liền với lễ Halloween, và cùng với nó là chiến dịch tiếp thị rộng rãi để cổ động cho nó. Ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc sử dụng thời gian này của năm để cổ động cho các phim và đĩa hát gắn liền với lễ hội này, chúng được phát hành từ đầu tháng Chín nhưng không muộn hơn ngày 28 tháng 10, do đề tài của chúng nhanh chóng mất đi sức mạnh khi lễ hội qua đi. Mùa thu, giống như mùa xuân, là rất khó dự đoán và, trong nhiều khu vực, nó rất ngắn ngủi. Nhiệt độ trong tháng Chín có thể cao trên 86 °F (30 °C) và với chỉ số nhiệt thì nó có thể tạo ra nhiều điều kiện nguy hiểm liên quan tới sự cẩu thả của con người trong tương quan với các rủi ro của chứng đột quỵ do nhiệt (cao thân nhiệt). Trong tháng Mười, đặc biệt là ở các vĩ độ cao, có thể có các đợt lạnh bất thần cũng như hỗn hợp của mưa và tuyết rơi, mặc dù tuyết ổn định chỉ che phủ ổn định hơn kể từ giữa tháng Mười Một.
Theo WKP vn
Thu Hương - Bánh trung thu
Bánh trung thu Thu Hương - Không chỉ nổi tiếng với Bánh ngọt Thu Hương, nay chúng tôi cũng đã trở thành nhãn hàng bánh trung thu ưa chuộng của người tiêu dùng thủ đô.
Bánh trung thu Thu Hương |
Thành lập đầu năm 1996 đến nay Thu Hương đã trở thành một trong những thương hiệu sản xuất bánh ngọt Pháp được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam.
TIÊU CHÍ HOẠT ĐỘNG: Hoàn hảo về dịch vụ, hợp lý về giá cả và đảm bảo về chất lượng. Thu Hương - Nơi tập trung các thành viên trẻ được đào tạo từ Pháp, Hồng Kông, Singapore. Với khả năng, khát vọng cống hiến, sự nhiệt thành, cùng phát triển theo hướng "Hài lòng của khách hàng - Thành công của Thu Hương".
ST
Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013
Ý Nghĩa Ngày Trung Thu
Ý Nghĩa Tết Trung Thu - Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”
Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013
Tết Trung Thu ngày ấy và bây giờ
Tết Trung Thu ngày ấy và bây giờ -Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch.
Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Nhà văn Toan Ánh trong quyển "Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam Quyển Hạ" cho rằng: Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh.Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng.
Tết Trung Thu ngày ấy và bây giờ |
Cúng trăng (Tế nguyệt)
Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
Ngắm trăng (Thưởng nguyệt)
Còn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành, thể hiện nhiều trong thơ ca thời này. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.
Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
Thi cỗ và thi đèn
Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
Hát Trống quân
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.
Múa Sư tử (múa lân)
Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.
Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này.
Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013
Nguồn gốc của tết trung thu
Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, một vị tiên xuất hiện tình nguyện đưa vua đi gặp quý phi. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy quý phi xưa trong đoàn vũ. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Ngắm Trăng.
Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: “ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp”.
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.[1]
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu
nguồn gốc bánh trung thu |
Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.
Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng.
ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu.
Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.
Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.
Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.
ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.
Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.
http://banhtrungthukinhdo.co/banh-nuong-kinh-do/banh-nuong-0-trung
Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013
Một số loại bánh trung thu độc năm trước
Một số loại bánh trung thu độc năm trước - món ăn truyền thống vào dịp Rằm tháng Tám – lâu nay đã quen thuộc đến… nhàm chán với những hương vị cổ truyền: thập cẩm, lạp xường, đậu xanh, trứng mặn, hạt dưa…
Nhưng dạo qua thị trường bánh mùa Trung thu năm trước, người tiêu dùng có thể thấy sự xuất hiện mới lạ của một số loại bánh trung thu được làm từ những nguyên liệu rất “Tây” và hình thức cũng khác lạ.
Bánh Trung thu kem lạnh
Thị trường năm trước xuất hiện loại bánh trung thu làm bằng kem lạnh. Trong khi các loại bánh Trung thu truyền thống được làm bằng bột mì, trứng muối, lạp xưởng, hạt sen hay các loại bánh cao cấp có nhân yến sào thì bánh trung thu kem lạnh mới mẻ cả về màu sắc, hình thức tòa sen điêu khắc sắc nét và chất liệu đến từ phương Tây. Đặc biệt, khi cắt bánh ra có nhân hình trứng thân thuộc nhưng tất cả đều được làm bằng kem mát lạnh và bao phủ bởi một lớp sô-cô-la nhìn rất hấp dẫn.
Bánh trung thu kem lạnh thơm mùi sô cô la, coffee, vani, trà xanh
Bánh Trung thu thạch rau câu
Vẫn trên nền chiếc bánh Trung thu truyền thống, bánh Trung thu rau câu như một khúc biến tấu sắc màu, sáng tạo và độc đáo, chắc chắn sẽ làm nhiều người phải trầm trồ, thích thú. Vỏ bánh được làm từ loại thạch rau câu mềm, mát lạnh, vốn được nhiều người ưa thích, có sắc màu nổi bật và những tạo hình khá bắt mắt.
Vỏ bánh trong suốt nhìn được cả nhân bên trong. (Ảnh: Tạp chí ẩm thực)
Lớp nhân bên trong vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng của bánh truyền thống, có thể sẽ hợp khẩu vị với nhiều người. Điểm khác biệt nằm ở vỏ ngoài giòn, mát, không quá ngọt…
Những chiếc bánh rực rỡ sắc màu ngày trung thu (Ảnh: Internet)
Có khá nhiều loại bánh trung thu rau câu hấp dẫn để mọi người lựa chọn như: bánh trung thu thạch nhân trái cây, bánh nhân flan, bánh nhân trà xanh, bánh nhân khoai môn, bánh nhân mứt thơm, bánh được làm từ rượu nhẹ SPY kết hợp với lớp rau câu bên ngoài…
Bánh trung thu Angry Birds
Một đầu bếp người Singapore đã sáng tạo ra 4 chiếc bánh trung thu với hình dạng của các nhân vật trong trò chơi hoạt hình nổi tiếng chiếm lĩnh trái tim của rất nhiều người trên thế giới.
Bạn có muốn sở hữu chiếc bánh hảo hạng độc đáo như thế này? (Ảnh: VTC News)
Đây được xem là những chiếc bánh dẻo hình “bầy chim nổi giận” đầu tiên trên thế giới dành cho dịp Trung thu. Bánh được chế biến với 4 hương vị chính: hỗn hợp socola – caramel hơi mặn; vị nho pha sốt dâu tây; vị ngũ cốc và vị lá dứa kèm hạt mắc ca.
Những chiếc bánh độc đáo này hẳn chắc hẳn sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt từ các em nhỏ và những “tín đồ” của “các chú chim giận dữ”.
Banh Trung thu hình hoa hồng
Vẫn lớp vỏ bánh bên ngoài như vậy nhưng những ciếc bánh trung thu hình hoa hồng được làm từ nguyên liệu ngoại nhập có xuất xứ từ Singapore. Có vẻ như đây sẽ là một lựa chọn không tồi cho các bà nội trợ.
Những chiếc bánh hình hoa hồng mềm mịn, dịu dàng, lãng mạn (Ảnh: Tư vấn & Tiêu dùng)
Bánh được làm với quy trình đặc biệt: bánh nướng chín sau đó mang ướp lạnh cho phần vỏ giòn, kết hợp với phần nhân mềm nhiều hương vị hấp dẫn như: trà xanh, hạt sen, hạt dẻ hay sữa dừa… lại tạo được sự hấp dẫn riêng.
Loại bánh Trung thu này có hơn 40 hương vị như nhân đậu xanh phomát, bánh caramel cà phê và đậu đỏ, bánh vừng đỗ trắng…
Những chiếc bánh làm từ hoa, thảo mộc cũng là một nét đặc biệt. Loài hoa oải hương được đưa trực tiếp vào nhân bánh trung thu sẽ khiến cho người ăn thấy tò mò và hào hức hơn trước khi quyết định thưởng thức. Cùng với hạt dưa, hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ… hoa oải hương còn tạo cho bánh một mùi thơm huyền ảo – đó là nhận xét của những người đã từng được nếm qua loại bánh này.
banh trung thu kinh do - Theo: eva.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)